Quyết định 687/1999/QĐ-UB quy định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 687/1999/QĐ-UB
Ngày ban hành 01/04/1999
Ngày có hiệu lực 01/04/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Văn Chiền
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 687/1999/QĐ-UB

Hải Dương, ngày 1 tháng 4 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/ 6/ 1994;

- Căn cứ Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

- Căn cứ Nghị định số 38/1998/ NĐ-CP ngày 9/6/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và Nghị định nêu trên;

- Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại địa phương;

- Theo đề nghị của giám đốc Sở Tài chính - Vật giá;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này quy định cụ thể về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1999.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch HĐND, UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các đơn vị dự toán ngân sách Nhà nước các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ (Để báo cáo)
- T.T Tỉnh uỷ (Để báo cáo)
- Như Điều 3,
- TT HĐND tỉnh,
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
- Chánh, Phó Văn phòng
- Các CV Văn phòng,
- Đài PTHT và Báo Hải Dương, TTXVN tại HD,
- Lưu: VP.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Chiền

 

QUY ĐỊNH

CỤ THỂ VỀ VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 687/1999QĐ-UB ngày 1/4/1999 của UBND tỉnh Hải Dương)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã xác định hoặc sử dụng đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định.

Tiết kiệm là Quốc sách. Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Điều 2: Tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, vốn và tài sản Nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài nguyên thiên nhiên, vốn đầu tư xây dựng, vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định của Chính phủ, của Bộ Tài chính về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu tổ chức được giao quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước phải có các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về những hành vi gây lãng phí trong phạm vi chức năng quản lý của mình.

Mọi công dân có nghĩa vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng để dành vốn đầu tư phát triển vì lợi ích của mình và của đất nước.

Điều 3: Các tổ chức phải thực hiện đúng Quy chế công khai tài chính theo các quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Thực hiện cơ chế khoán thu, khoán chi, tạo sự chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị. Từng cơ quan, đơn vị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, xây dựng dự toán thu chi hàng năm, có chia ra từng quý, tháng với tinh thần triệt để tiết kiệm. Căn cứ dự toán được duyệt, đơn vị phải chủ động sắp xếp các khoản chi (Kể cả các khoản mới phát sinh), đảm bảo mọi khoản chi trong năm ngân sách đều phải nằm trong phạm vi dự toán đã được phân bổ.

Điều 5: Về quản lý biên chế, quỹ lương:

[...]