Quyết định 112/QĐ-BNN-QLCL năm 2009 về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 112/QĐ-BNN-QLCL
Ngày ban hành 14/01/2009
Ngày có hiệu lực 14/01/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký ***
Lĩnh vực Thương mại,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 112/QĐ-BNN-QLCL

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của liên Bộ NN&PTNT – Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản đến năm 2015” gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Hoàn thiện khung pháp l‎ý kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực cho từng đơn vị được Bộ giao nhiệm vụ quản l‎ý, thanh tra chuyên ngành chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nông lâm thủy sản.

2. Tăng cường phối hợp liên ngành giữa các cơ quan trong và ngoài Ngành, giữa trung ương và các địa phương trong triển khai các nhiệm vụ quản l‎ý, thanh tra chuyên ngành chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản;

3. Làm rõ trách nhiệm của các bên (cơ quan quản l‎ý nhà nước, nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng…) trong công tác đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; Huy động được sự tham gia của các nguồn lực vào quá trình quản l‎ý, thanh tra, kiểm tra, giám sát.

4. Tăng cường trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương trong công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản.

5. Xây dựng phòng kiểm chứng quốc gia kết hợp xã hội hóa công tác xét nghiệm kiểm nghiệm, kiểm tra chứng nhận của bên thứ Ba phục vụ công tác quản l‎ý.

II. MỤC TIÊU

1. Hoàn thiện khung pháp l‎ý:

- Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Chất lượng đối với vật tư nông nghiệp, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông lâm thủy sản được ban hành.

- Các tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATVSTP cho các nhóm thực phẩm nông lâm thủy sản được ban hành.

2. Hệ thống tổ chức, năng lực quản lý Nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương:

- Các đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc các Cục quản lý chuyên ngành được thành lập. 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chi cục Quản lý Chất lượng, ATVSTP nông lâm thủy sản. Các đơn vị đảm trách công tác quản lý chất lượng, ATVSTP từ cấp huyện đến cấp xã/ phường được xác định, giao nhiệm vụ.

- Hệ thống phòng kiểm chứng chất lượng vật tư nông nghiệp và ATVSTP nông lâm sản được thiết lập. Mạng lưới các phòng xét nghiệm, kiểm nghiệm công lập và ngoài công lập được hình thành đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quản lý và của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Nguồn nhân lực được bổ sung đáp ứng yêu cầu công việc; 100% cán bộ chuyên môn được đào tạo cơ bản, 70% được đào tạo nâng cao.

Cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù các Cục quản lý chuyên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATVSTP nông lâm thủy sản được ban hành.

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (thuốc BVTV, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, phân bón, giống), cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản được thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất; kịp thời phát hiện và xử l‎ý hiệu quả các vi phạm về chất lượng, ATVSTP.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện khung pháp l‎ý, cơ chế chính sách:

1.1. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng và sớm trình Quốc hội, Chính phủ ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về chất lượng và ATVSTP; các văn bản hướng dẫn nhằm phân rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp hỗ trợ giữa các Bộ, ngành trong quá trình quản l‎ý chất lượng, ATVSTP tránh chồng chéo, bỏ sót.

1.2. Phối hợp Bộ Y tế xây dựng trình Chính phủ ban hành chiến lược đảm bảo ATVSTP nông lâm thủy sản đến 2015, tầm nhìn 2020.

1.3. Xây dựng các văn bản phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành trong Ngành nông nghiệp về chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP nông lâm thủy sản.

1.4. Rà soát và tổ chức xây dựng mới/chuyển đổi để hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo phủ kín toàn bộ chuỗi quản lý theo phân công, đảm bảo hài hoà với các qui định quốc tế và phù hợp với thực tế sản xuất của Việt Nam.

[...]