Quyết định 1007/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2010-2015

Số hiệu 1007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/05/2010
Ngày có hiệu lực 28/05/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1007/QĐ-UBND

Huế, ngày 28 tháng 5 năm 2010

 

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH THÚ Y TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, GIAI ĐOẠN 2010-2015.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y sửa đổi năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp Lệnh Thú y;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 904/QĐ-BNN-KH ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt đề án Tăng cường năng lực hệ thống quản lý Nhà nước chuyên ngành Thú y; Hướng dẫn số 798/TY-KH ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Cục Thú y về việc hướng dẫn thực hiện đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y;

Căn cứ Quyết định 803/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Công văn số 430/NNPTNT-KH ngày 15 tháng 4 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2010-2015 với những nội dung chính sau:

1. Tên đề án: Tăng cường năng lực Hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2010-2015.

2. Phạm vi: Đề án được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh

3. Mục tiêu của đề án:

a) Mục tiêu chung

Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y thông suốt, hoạt động có hiệu quả từ tỉnh đến thôn, bản đảm bảo số lượng và chất lượng chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, góp phần ổn định, phát triển đời sống xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng đội ngũ thú y cơ sở mỗi xã có từ 5-10 thú y viên. Trong đó Trưởng, Phó Thú y có trình độ chuyên môn trung cấp đạt 50% trở lên.

- Không để các bệnh nguy hiểm xảy ra thành dịch.

- Nâng tỷ lệ tiêm phòng bắt buộc các bệnh đạt trên 80% so tổng đàn; tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng đạt trên 70%.

- Nâng tỷ lệ gia súc nhập về làm giống được cách ly, theo dõi trước khi nhập đàn đạt trên 90%.

- Nâng tỷ lệ kiểm soát giống thuỷ sản trước khi thả nuôi đạt trên 80%.

- Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất tại gốc đạt trên 90%.

- Quản lý được 95% gia súc và 60% gia cầm giết mổ tại các lò giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh thú y, không gây ô nhiễm môi trường; từng bước đưa giết mổ thủ công sang công nghiệp, bán công nghiệp.

- Kiểm tra vệ sinh thú y định kỳ được 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và 90% cơ sở lớn về sơ chế, bảo quản, phân phối sản phẩm động vật.

- Kiểm tra và quản lý 100% quầy bán thuốc thú y, thuốc thuỷ sản.

- Quản lý được 100% các trại giống ông bà, bố mẹ về chất lượng giống, vệ sinh thú y và quản lý được chất lượng các nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

4. Nội dung nhiệm vụ chủ yếu

a) Ổn định hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ

[...]