Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Quyết định 803/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi đến 2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 803/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/03/2007
Ngày có hiệu lực 27/03/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 803/QĐ-UBND

Huế, ngày 27 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 tháng 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về nôi dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án qui hoạch phát triển ngành và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ;

Căn cứ Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành khung giá định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành, lãnh thổ;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về chính sách phát triển kinh tế trang trại;

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.

Căn cứ Quyết định số 2989/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định phân công, phân cấp và uỷ quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề cương dự án Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 73/SKHĐT-NN ngày 18 tháng 01 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015.

2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các xã thuộc 8 huyện và thành phố Huế.

3. Đối tượng quy hoạch: Gồm các loại gia súc, gia cầm.

4. Quan điểm, mục tiêu quy hoạch:

4.1. Quan điểm:

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước; tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hoá, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng địa phương.

- Xác định gia súc, gia cầm là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và hiệu quả cao.

- Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giống (đến cấp ông, bà); khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân; thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi để mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển chăn nuôi.

- Từng bước đầu tư về công nghệ chế biến súc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật thâm canh cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

4.2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại.

- Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 26,7% năm 2005 lên 40% năm 2010 và 45% năm 2015.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

[...]