Quyết định 1006/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 1006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/04/2019 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Trần Văn Vĩnh |
Lĩnh vực | Đầu tư |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1006/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 08 tháng 4 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 97/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1006/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 08 tháng 4 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 97/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 02 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH, NGHỀ
ĐẦU TƯ, KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 08 tháng
4 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Quy chế này quy định về mục đích, nguyên tắc, nội dung, cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong công tác đăng ký doanh nghiệp; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; phối hợp theo dõi, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố biên Hòa.
3. Cơ sở kinh doanh là các doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị trực thuộc hợp tác xã, hộ kinh doanh.
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp; giấy chứng nhận đăng; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của hợp tác xã; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa cấp.
5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp.
6. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14.
1. Công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo hướng:
a) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh;
b) Phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh;
c) Tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với các cơ sở kinh doanh.
2. Phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở kinh doanh lợi dụng hoạt động kinh doanh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực do hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh gây ra cho xã hội.
3. Đề xuất ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển phù hợp với quy định của pháp luật.
Công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành. Trong công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh, phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan quản lý nhà nước.
3. Công tác phối hợp quản lý nhà nước phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch; tạo mọi điều kiện và đảm bảo môi trường an ninh, trật tự ổn định để cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
4. Công tác thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện phải đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, kịp thời; tổ chức thực hiện thanh, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt. Chỉ ban hành Quyết định và tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện cho các cơ sở kinh doanh liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Phối hợp, tham mưu xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
3. Trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
4. Công tác quản lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
5. Công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.
6. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác phối hợp, rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều 7. Phối hợp trao đổi, cung cấp, công khai thông tin
1. Định kỳ vào thứ Hai hàng tuần các cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm sau:
a) Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký của cơ sở kinh doanh (bao gồm: Tên cơ sở kinh doanh; địa chỉ; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đăng ký; người đại diện theo pháp luật) hoặc thông tin về việc giải thể, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để phối hợp quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh.
b) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cung cấp đến cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin về việc cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thông tin về việc thu hồi, rút, đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và các cơ quan có chức năng phối hợp quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để có thông tin phối hợp quản lý đối với cơ sở kinh doanh.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan đăng ký kinh doanh thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã bị cơ quan có chức năng của địa phương xử lý vi phạm và thông tin về việc chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh doanh hoạt động trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; xây dựng phương án, công cụ trao đổi thông tin về cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện với các cơ quan đầu mối khác để có thông tin phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Thực hiện công khai thông tin về tình hình hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 8. Hình thức, phương tiện trao đổi, cung cấp, công khai thông tin
1. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện trao đổi, cung cấp, công khai thông tin của các tổ chức, cá nhân hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua trang thông tin điện tử và hộp thư điện tử của từng cơ quan, trừ trường hợp thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước.
2. Trường hợp có sự cố kỹ thuật không cung cấp thông tin qua mạng điện tử hoặc hộp thư điện tử thì việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
Điều 9. Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ
Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất
a) Việc kiểm tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
b) Theo yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chủ trì việc thanh tra, kiểm tra có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan cử thành viên tham tra đoàn thanh tra, kiểm tra để phối hợp xử lý theo quy định.
3. Phối hợp xử lý vi phạm
a) Khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin có trách nhiệm xác minh, xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Các cơ quan chức năng thường xuyên trao đổi thông tin về việc cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng có liên quan để chủ động, phối hợp tiến hành xử lý vi phạm của các cơ sở kinh doanh
1. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các cơ sở kinh doanh đăng ký hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp; hướng dẫn cơ sở kinh doanh liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
b) Thực hiện cung cấp thông tin đăng ký về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Quy chế này.
c) Khi nhận được thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về việc thu hồi, rút, đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu cơ sở kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; đồng thời thông tin đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, UBND cấp huyện để phối hợp theo dõi, quản lý.
d) Yêu cầu cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh thực hiện báo cáo theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 209 Luật Doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu, thực hiện xử lý vi phạm của doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 211 Luật Doanh nghiệp.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực được giao phụ trách.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên tuyền, quán triệt, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của đơn vị về các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành quy định về ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực được giao quản lý; hướng dẫn cơ sở kinh doanh đảm bảo đúng các quy định của pháp luật chuyên ngành về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
c) Tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, giải quyết cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo đúng quy định hiện hành. Cung cấp thông tin về cấp, thu hồi, rút, đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh để có thông tin phối hợp quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 7 Quy chế này.
d) Chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, thực hiện xử lý các cơ sở kinh doanh vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm.
3. Trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
Rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tránh trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của tỉnh đối với các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của tỉnh; tổng hợp chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
4. Trách nhiệm của Sở Tài chính
a) Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trên cơ sở đề xuất của các đơn vị quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy chế này trong thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước, thực hiện thủ tục hành chính - tài chính (lĩnh vực giá, tài chính doanh nghiệp, chế độ kế toán - kiểm toán, Quản lý công sản) và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
b) Hướng dẫn thanh quyết toán kinh phí triển khai, thực hiện công tác phối hợp theo quy định tại Điều 11 Quy chế này.
5. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
Thực hiện cung cấp thông tin đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 Quy chế này. Chỉ đạo cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã cho các cơ sở kinh doanh đăng ký hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo đúng quy định hiện hành; hướng dẫn cơ sở kinh doanh liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
b) Thực hiện cung cấp thông tin đăng ký về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7 Quy chế này.
c) Khi nhận được thông báo của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về việc thu hồi, rút, đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu cơ sở kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật; đồng thời thông tin đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, UBND cấp xã để phối hợp theo dõi, quản lý.
d) Yêu cầu hộ kinh doanh thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ, trường hợp hộ kinh doanh không báo cáo theo yêu cầu, phải thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
1. Công an tỉnh
a) Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; tập huấn, hướng dẫn việc đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hướng dẫn phương án bảo đảm an ninh, trật tự cho các cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thống nhất và quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
d) Xây dựng kế hoạch kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng khác kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 42/2017/TT-BCA, kể cả các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi vi phạm phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra phải được khắc phục kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
e) Kịp thời phát hiện và trao đổi thông tin về các cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu về công tác phòng cháy, chữa cháy; nghi vấn hoạt động tệ nạn xã hội, tổ chức sử dụng trái phép ma túy, đánh bạc hoặc chứa chấp các đối tượng trốn truy nã, đối tượng hình sự để chủ động phối hợp kiểm tra, xử lý.
g) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Công an các xã, phường, thị trấn nắm chắc tình hình hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện sai phạm trong hoạt động kinh doanh phải có biện pháp xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa lập danh sách theo dõi, giám sát các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ nổ mìn, kinh doanh bắn súng sơn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh quân trang, quân dụng, trang thiết bị, phương tiện, khí tài chuyên dụng cho quân sự (kể cả các mặt hàng giả, hàng nhái quân đội, trang phục, khí tài quân đội nước ngoài); cơ sở kinh doanh các loại pháo; cơ sở kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; hướng dẫn các cơ sở này liên hệ với cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Thực hiện công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ quan về tình hình cấp giấy phép kinh doanh karaoke, vũ trường; đồng thời hỗ trợ, tra cứu thông tin đối với các trường hợp cụ thể thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành theo đề nghị của các cơ quan chức năng.
b) Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội tỉnh; hướng dẫn các địa phương kiện toàn đội kiểm tra liên ngành các cấp.
c) Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra việc chấp hành quy định về điều kiện an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, dịch vụ văn hóa, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các cơ sở kinh doanh lợi dụng hoạt động kinh doanh để vi phạm pháp luật.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với UBND cấp huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo đúng quy định hiện hành.
b) Chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng khác tổ chức quản lý, kiểm tra, triệt phá, bài trừ tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.
5. Sở Y tế
a) Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định về quản lý hoạt động xoa bóp (massage, tẩm quất) trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Công an tỉnh tổ chức rà soát, lập danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các cơ sở này liên hệ với cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
c) Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp, dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ trên địa bàn tỉnh; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các cơ sở kinh doanh lợi dụng hoạt động kinh doanh để vi phạm pháp luật.
6. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ban ngành, địa phương theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, hóa chất, kinh doanh khí, xăng dầu và hoạt động điện lực theo quy định pháp luật;
b) Xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ban ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn PCCC, điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, hóa chất, kinh doanh khí, xăng dầu theo thẩm quyền.
7. UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Quy chế này.
b) Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo hướng vừa thông thoáng, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh trong hoạt động kinh doanh, vừa đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
c) Chỉ đạo kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội cấp huyện; tiếp tục chỉ đạo kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội các xã, phường, thị trấn.
d) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức theo dõi việc tạm ngừng kinh doanh của cơ sở kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý; đồng thời gửi thông báo cho cơ quan Công an để phối hợp, theo dõi, quản lý theo quy định.
đ) Trường hợp phát hiện những vi phạm trong kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện về an ninh, trật tự hoặc lợi dụng hoạt động này để vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý, thì chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.
e) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, cơ sở kinh doanh đăng ký trụ sở trên địa bàn đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng địa bàn, cơ sở an toàn về an ninh, trật tự; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tuyệt đối không để các đối tượng lợi dụng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý.
g) Tổ chức theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh, kịp thời có thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan để có biện pháp phối hợp xử lý vi phạm của doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
9. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Tiếp nhận thông tin đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do UBND cấp huyện cung cấp; cập nhật, theo dõi, giám sát và chỉ đạo công an xã, phường, thị trấn nắm tình hình, khi phát hiện sai phạm cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh.
b) Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo UBND cấp huyện kết quả xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm điều kiện về an ninh, trật tự.
Điều 12. Kinh phí triển khai, thực hiện Quy chế phối hợp
Kinh phí bảo đảm cho công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trên địa bàn tỉnh theo Quy chế này được bố trí trong dự toán kinh phí của các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa và thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Cơ quan, đơn vị và cá nhân được phân công thực hiện phối hợp theo Quy chế mà không thực hiện hoặc không thực hiện thường xuyên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ vị xử lý kỷ luật theo quy định. Trường hợp có thành tích xuất sắc sẽ được đề nghị khen thưởng kịp thời.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy chế này.
2. Giao trách nhiệm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp, theo dõi và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Quy chế này.
3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm, các cơ quan chức năng quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy chế này thực hiện báo cáo tình hình triển khai thực hiện Quy chế, lồng ghép nội dung báo cáo về tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Khuyến khích Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác giám sát quá trình triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.