Quyết định 05/2003/QĐ-UB phê duyệt Qui hoạch Mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 05/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 09/01/2003
Ngày có hiệu lực 24/01/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Quốc Triệu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/2003/QĐ-UB 

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUI HOẠCH MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý qui hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh qui hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 3627/1997/QĐ-UB ngày 19/9/1997 của UBND Thành phố về việc xây dựng Qui hoạch Phát triển giáo dục và đào tạo và Qui hoạch Mạng lưới trường học Thủ đô Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét Báo cáo thẩm định Qui hoạch Mạng lưới trường học Thành phố Hà nội số 305/KTST-QH ngày 01/7/2002 của Kiến trúc sư trưởng Thành phố;
Xét tờ trình số 575/TTr-SGD-ĐT ngày 22/4/2002 và Tờ trình số 1655/TTr-SGD-ĐT ngày 25/9/2002 của Sở Giáo dục và Đào tạo xin phê duyệt Qui hoạch Mạng lưới trường học Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Qui hoạch Mạng lưới trường học Thủ đô Hà nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Viện Qui hoạch xây dựng Hà Nội lập, với những nội dung chủ yếu sau :

I - MỤC TIÊU CỦA QUI HOẠCH :

- Góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo dục - Đào tạo của Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Xác định và bố trí quĩ đất dành cho hệ thống trường học thuộc các ngành học, cấp học theo cơ cấu và loại hình đào tạo.

- Làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý việc xây dựng trường học theo qui hoạch.

- Làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống trường học hàng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Hệ thống các trường học của Thủ đô Hà Nội đa dạng về loại hình, trong đó hệ thống các trường quốc lập giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục, đồng thời tranh thủ được sự đóng góp của các thành phần kinh tế, các lực lượng xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Phát triển các loại hình giáo dục dân lập, tư thục, bán công (có đề án riêng).

- Mạng lưới trường học của các cấp, các ngành ở Hà Nội, phải đảm bảo khả năng phục vụ học sinh học và hoạt động 2 buổi/ngày tại trường cho các cấp phổ thông (tiểu học và THCS), phát triển các trường học có tổ chức bán trú. Giảm dần số học sinh bình quân trên lớp.

- Các trường học đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất (trường lớp và trang thiết bị) theo tiêu chuẩn qui định của Nhà nước; mặt bằng các trường học được mở rộng, cải tạo xây dựng mới theo tiêu chuẩn qui định, có môi trường sư phạm và cảnh quan đẹp.

- Phấn đấu để các trường chất lượng cao, trường trọng điểm có cơ sở vật chất tương đương với các trường trong khu vực.

II. MỤC TIÊU CỦA CÁC CẤP HỌC, NGÀNH HỌC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 :

2.1 - Mầm non :

50% số cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 80% số cháu trong độ tuổi mẫu giáo được đi học, ít nhất mỗi phường, xã có 1 trường mầm non đạt tiêu chuẩn.

2.2. - Phổ thông :

- Bậc Tiểu học : Học cả ngày, cơ sở riêng. Mỗi xã, phường có từ 1 đến 2 trường.

- Cấp THCS : Đến 2005, 40% học sinh được học cả ngày.

- Cấp THPT : 3 - 5 vạn dân có 1 trường THPT.

2.3 - Giáo dục thường xuyên :

Mỗi quận, huyện có 1 đến 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, toàn Thành phố có từ 1 đến 2 Trung tâm Giáo dục thường xuyên trọng điểm.

2.4 - Giáo dục chuyên nghiệp - dạy nghề, cao đẳng :

Mỗi quận, huyện có 1 Trung tâm dạy nghề, 1 Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp. Khoảng 10 vạn dân có 1 trường THCN. Xây dựng một số trường cao đẳng phù hợp nhu cầu và điều kiện.

2.5 - Trường dành cho trẻ em khuyết tật :

Toàn thành phố có thêm 1 - 2 trường với đầy đủ thiết bị và điều kiện phục vụ giảng dạy cho trẻ khuyết tật.

[...]