Nghị quyết 94/2021/NQ-HĐND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình
Số hiệu | 94/2021/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 27/09/2021 |
Ngày có hiệu lực | 08/10/2021 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Trần Hồng Quảng |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2021/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 27 tháng 9 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 113/TTr-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
Bãi bỏ Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình và Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc bổ sung Khoản 13 Điều 4 tại Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 27 tháng 9 năm 2021; có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2021 và áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÂN
CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA
NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 94/2021/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Quy định này quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/2021/NQ-HĐND |
Ninh Bình, ngày 27 tháng 9 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 113/TTr-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
Bãi bỏ Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình và Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc bổ sung Khoản 13 Điều 4 tại Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương ban hành kèm theo Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 27 tháng 9 năm 2021; có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2021 và áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
PHÂN
CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA
NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH
(Kèm theo Nghị quyết số 94/2021/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Quy định này quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình.
Quy định này áp dụng từ năm ngân sách 2022.
Điều 4. Ngân sách địa phương tỉnh Ninh Bình
1. Ngân sách tỉnh: bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, thành phố thuộc tỉnh.
2. Ngân sách huyện, thành phố (gọi chung là ngân sách huyện): bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn.
3. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Mục 1. PHÂN CẤP NGUỒN THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN
Điều 5. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%
1. Thu từ cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
2. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán nộp ngân sách cấp tỉnh.
3. Thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
4. Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
5. Thu lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện thu.
6. Thu phí từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp tỉnh quản lý thực hiện (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải), trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; thu các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước địa phương và các tổ chức được cơ quan nhà nước cấp tỉnh giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định của pháp luật có liên quan.
7. Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
8. Thu lệ phí môn bài từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác do Cục Thuế tỉnh là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.
9. Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.
10. Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trực thuộc cấp tỉnh thực hiện và nộp theo quy định của pháp luật.
11. Thu từ bán tài sản nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý.
12. Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đại diện chủ sở hữu.
13. Thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật.
14. Thu từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh xử lý.
15. Thu tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
16. Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
17. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
18. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp tỉnh từ năm trước chuyển sang.
Điều 6. Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%
1. Thu lệ phí môn bài từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác do các Chi cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật.
2. Thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
3. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán nộp ngân sách cấp huyện.
4. Thu từ bán tài sản nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý.
5. Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
6. Thu phí từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện quản lý thực hiện (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải), trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; thu các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện quản lý và các tổ chức được cơ quan nhà nước cấp huyện giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định của pháp luật có liên quan.
7. Thu lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện thu (trừ khoản thu lệ phí môn bài tại khoản 1 Điều 12 của Quy định này).
8. Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước trực thuộc cấp huyện thực hiện và nộp theo quy định của pháp luật.
9. Thu từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện xử lý.
10. Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
11. Thu kết dư ngân sách cấp huyện.
12. Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.
13. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh.
14. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ năm trước chuyển sang.
Điều 7. Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%
1. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác nộp vào ngân sách cấp xã.
2. Thu từ viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
3. Thu từ huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp vào ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
4. Thu từ bán tài sản nhà nước do cấp xã trực tiếp quản lý.
5. Thu lệ phí do cấp xã thực hiện thu.
6. Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã thực hiện.
7. Thu phí từ các hoạt động dịch vụ do cấp xã thực hiện (không bao gồm phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải), trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động sự nghiệp cấp xã và các tổ chức được cấp xã giao thực hiện thì được phép trích lại một phần hoặc toàn bộ, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Thu từ tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý do cấp xã xử lý.
9. Thu kết dư ngân sách cấp xã.
10. Các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.
11. Thu bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp huyện.
12. Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp xã từ năm trước chuyển sang.
Mục 2. NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN
Điều 8. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh
1. Chi đầu tư phát triển, gồm:
a) Chi đầu tư cho các dự án do tỉnh quản lý theo các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên, gồm:
a) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ;
c) Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao tỉnh quản lý;
d) Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
đ) Chi sự nghiệp văn hóa thông tin;
e) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
g) Chi sự nghiệp thể dục, thể thao;
h) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường;
i) Chi cho các hoạt động kinh tế, gồm: hoạt động bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông do cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện; hoạt động bảo vệ, nuôi trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; định canh, định cư và phát triển nông thôn do cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện; hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai; tài nguyên; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển và hải đảo do cơ quan nhà nước cấp tỉnh thực hiện; quy hoạch; xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và các hoạt động kinh tế khác;
k) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cơ quan cấp tỉnh của Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam cấp tỉnh;
l) Chi hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
m) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi trả nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay.
4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
5. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp tỉnh.
6. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.
Điều 9. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
1. Chi đầu tư phát triển, gồm:
a) Chi đầu tư các công trình, dự án theo phân cấp hiện hành và đảm bảo nguyên tắc đối với các thành phố phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và công trình phúc lợi công cộng khác;
b) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên, gồm:
a) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc quyền quản lý của cấp huyện;
c) Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
d) Chi sự nghiệp văn hóa thông tin;
đ) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình;
e) Chi sự nghiệp thể dục thể thao;
g) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
h) Chi cho các hoạt động kinh tế gồm: hoạt động bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phân cấp cho huyện quản lý; hoạt động bảo vệ, nuôi trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; định canh, định cư và phát triển nông thôn thuộc quyền quản lý của cấp huyện; hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai; tài nguyên; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển và hải đảo phân cấp cho huyện quản lý; hoạt động sự nghiệp thị chính (duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác) và các hoạt động kinh tế khác;
i) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cơ quan cấp huyện của Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam cấp huyện;
k) Chi hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp huyện theo quy định của pháp luật;
l) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp huyện.
4. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp xã.
Điều 10. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã
1. Chi đầu tư phát triển, gồm:
a) Chi đầu tư các công trình, dự án theo phân cấp hiện hành;
b) Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi thường xuyên, gồm:
a) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
b) Chi quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc quyền quản lý của cấp xã;
c) Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
d) Chi sự nghiệp văn hóa thông tin;
đ) Chi sự nghiệp phát thanh, truyền thanh;
e) Chi sự nghiệp thể dục, thể thao;
g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường;
h) Chi cho các hoạt động kinh tế, gồm: hoạt động bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông phân cấp cho cấp xã quản lý; hoạt động bảo vệ, nuôi trồng, chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai thác trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi; định canh, định cư và phát triển nông thôn thuộc quyền quản lý của cấp xã; hoạt động quản lý sử dụng, khai thác đất đai; tài nguyên; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; biển và hải đảo phân cấp cho cấp xã quản lý và các hoạt động kinh tế khác;
i) Chi cho các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp xã, cơ quan cấp xã của Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam cấp xã;
k) Chi hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp xã theo quy định của pháp luật;
l) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
m) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách cấp xã.
Mục 3. TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA NGÂN SÁCH CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN
1. Thuế giá trị gia tăng, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (trừ thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí và thuế giá trị gia tăng từ hoạt động xổ số kiến thiết) được phân chia như sau:
a) Thu từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh, cá nhân khác do Cục Thuế tỉnh là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
b) Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh khác do các Chi cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật phân chia như sau:
Thu trên địa bàn các huyện và thành phố Tam Điệp: phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
Thu trên địa bàn thành phố Ninh Bình: phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách cấp huyện 85%.
c) Thu từ các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã, phường, thị trấn do các Chi cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật:
Thu trên địa bàn các xã, thị trấn: phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
Thu trên địa bàn các phường: phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách cấp xã 20%.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xổ số kiến thiết) được phân chia như sau:
a) Thu từ các doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác do Cục Thuế tỉnh là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
b) Thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các tổ chức có sản xuất kinh doanh khác do các Chi cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật phân chia như sau:
Thu trên địa bàn các huyện và thành phố Tam Điệp: phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
Thu trên địa bàn thành phố Ninh Bình: phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 15%, ngân sách cấp huyện 85%.
3. Thuế thu nhập cá nhân
a) Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân) phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
b) Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản: phân chia cho ngân sách cấp huyện 70%, ngân sách cấp xã 30%.
c) Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân:
Thu trên địa bàn các xã, thị trấn: phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%,ngân sách cấp xã 70%.
Thu trên địa bàn các phường: phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách cấp xã 20%.
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết) phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
5. Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu) phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
1. Lệ phí môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.
2. Thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí) được phân chia như sau:
a) Thuế tài nguyên nước: phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
b) Thuế tài nguyên khác (không bao gồm tài nguyên nước): phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 40%, ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 10%.
3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp: phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
5. Lệ phí trước bạ nhà, đất
a) Thu trên địa bàn các xã, thị trấn: phân chia cho ngân sách cấp huyện 30%, ngân sách cấp xã 70%.
b) Thu trên địa bàn các phường: phân chia cho ngân sách cấp huyện 80%, ngân sách cấp xã 20%.
6. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước: phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 65%, ngân sách cấp huyện 35%.
7. Thu tiền sử dụng khu vực biển thuộc thẩm quyền của địa phương: phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 50%, ngân sách cấp huyện 50%.
8. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than): phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
9. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
a) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tổ chức thu, phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức thu phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
b) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do tổ chức cung cấp nước thu phí của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố, phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng, phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.
10. Thu tiền chậm nộp
a) Thu tiền chậm nộp được hạch toán riêng từng tiểu mục quy định tại Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục ngân sách nhà nước: tiền chậm nộp của khoản thu nào thì phân chia cho các cấp ngân sách địa phương đó theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 11 của Quy định này, từ khoản 1 đến khoản 9 và khoản 11, khoản 12 Điều này.
b) Thu tiền chậm nộp không được hạch toán riêng từng khoản thu, thực hiện phân chia như sau:
Số thu tiền chậm nộp ngân sách của người nộp do cấp tỉnh quản lý thu thì phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%; riêng đối với khoản thu tiền chậm nộp do đơn vị thuộc cấp trung ương quản lý nộp ngân sách nhưng địa phương được hưởng thì phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
Số thu tiền chậm nộp ngân sách của người nộp do cấp huyện quản lý thu thì phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%.
Số thu tiền chậm nộp ngân sách của người nộp do cấp xã quản lý thì phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.
11. Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn liền với đấu giá tài sản trên đất của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý và thu hồi từ các tổ chức, cá nhân thuê đất trên địa bàn tỉnh được phân chia như sau:
a) Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn liền với đấu giá tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý và thu hồi từ các tổ chức, cá nhân thuê đất thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh: sau khi trừ đi chi phí hợp lý phục vụ cho việc thu hồi để giao đất, cho thuê đất; số tiền còn lại được tính là 100% và phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%;
b) Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn liền với đấu giá tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý và thu hồi từ các tổ chức thuê đất thuộc thẩm quyền của cấp huyện: sau khi trừ đi chi phí hợp lý phục vụ cho việc thu hồi để giao đất, cho thuê đất; số tiền còn lại được tính là 100% và phân chia cho ngân sách cấp huyện 100%;
c) Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền 01 lần gắn liền với đấu giá tài sản trên đất của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp xã quản lý và thu hồi từ các tổ chức thuê đất thuộc thẩm quyền của cấp xã: sau khi trừ đi chi phí hợp lý phục vụ cho việc thu hồi để giao đất, cho thuê đất; số tiền còn lại được tính là 100% và phân chia cho ngân sách cấp xã 100%.
a) Huyện Nho Quan: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 60%, ngân sách cấp xã 10%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
b) Huyện Gia Viễn:
Các xã Gia Thanh, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Lập, Gia Vân, Gia Thịnh, Gia Vượng và thị trấn Me: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 60%, ngân sách cấp xã 10%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Sinh, Gia Hưng, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Phú, Gia Thắng, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Phong, Gia Phương, Gia Trung: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 58%, ngân sách cấp xã 12%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
c) Huyện Hoa Lư: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 35%, ngân sách cấp huyện 50%, ngân sách cấp xã 5%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
d) Huyện Yên Khánh:
Các xã Khánh Vân, Khánh Hải, Khánh Nhạc và thị trấn Yên Ninh: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 60%, ngân sách cấp xã 10%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Khánh Hòa, Khánh Phú, Khánh An, Khánh Hội: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 58%, ngân sách cấp xã 12%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Khánh Tiên, Khánh Công: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 45%, ngân sách cấp xã 25%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Khánh Cường, Khánh Mậu, Khánh Thiện, Khánh Thành, Khánh Trung, Khánh Thủy, Khánh Lợi, Khánh Hồng, Khánh Cư: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 55%, ngân sách cấp xã 15%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
đ) Huyện Yên Mô:
Thị trấn Yên Thịnh: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 64%, ngân sách cấp xã 6%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Mai Sơn, Yên Lâm, Yên Từ, Yên Mạc: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 62%, ngân sách cấp xã 8%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Yên Đồng, Yên Thành, Khánh Thượng, Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Thái, Khánh Thịnh, Khánh Dương, Yên Phong, Yên Mỹ, Yên Hưng, Yên Nhân: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 60%, ngân sách cấp xã 10%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
e) Huyện Kim Sơn:
Các xã Hồi Ninh, Kim Hải, Kim Mỹ, Kim Tân, Kim Trung: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 34%, ngân sách cấp xã 36%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Hùng Tiến, Như Hòa, Quang Thiện, Đồng Hướng, Kim Chính, Thượng Kiệm, Lưu Phương và thị trấn Phát Diệm, thị trấn Bình Minh: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 66%, ngân sách cấp xã 4%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
Các xã Xuân Chính, Chất Bình, Kim Định, Ân Hòa, Tân Thành, Yên Lộc, Lai Thành, Định Hóa, Văn Hải, Cồn Thoi, Kim Đông: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 61%, ngân sách cấp xã 9%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
g) Thành phố Tam Điệp: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 20%, ngân sách cấp huyện 65%, ngân sách cấp xã 5%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
h) Thành phố Ninh Bình: trích lập 10% Quỹ phát triển đất, ngân sách cấp tỉnh 30%, ngân sách cấp huyện 57%, ngân sách cấp xã 3%, trong đó phần ngân sách cấp huyện được hưởng đã bao gồm chi phí về đền bù giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa và các chi phí khác có liên quan theo quy định (nếu có);
i) Riêng đối với các khu đất đặc thù đấu giá trên địa bàn tỉnh để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án do cấp tỉnh làm chủ đầu tư, thanh toán nợ xây dựng cơ bản và các nhiệm vụ khác theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thực hiện phân chia cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
13. Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách huyện, thành phố có số thu nội địa không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết tăng so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao từ 30% hoặc từ 30 tỷ đồng trở lên, thì số thu từ dự án mới phải nộp về ngân sách cấp tỉnh; trường hợp số thu từ dự án mới lớn hơn số tăng thu nội địa không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thì số phải nộp về ngân sách cấp tỉnh bằng số tăng thu nội địa không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cấp bổ sung có mục tiêu một phần số thu từ dự án mới nộp về ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
14. Trong thời kỳ ổn định ngân sách cơ quan thuế không thực hiện thay đổi phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh. Trường hợp đặc biệt cần thực hiện thay đổi phân công cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh xây dựng phương án báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.
Điều 13. Cấp lại số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại 100% số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cho các huyện, thành phố để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.
Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại 100% số thu tiền sử dụng đất cho các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2021, tương ứng với số tiền thu từ giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện trên địa bàn các xã đã phân chia ngân sách cấp tỉnh (bao gồm cả 10% trích lập Quỹ phát triển đất).
Đối với các khu đất đấu giá thực hiện cơ chế đặc thù trên địa bàn các huyện, thành phố theo Thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để tạo nguồn vốn đầu tư các công trình, dự án do cấp huyện làm chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại số thu tiền sử dụng đất cho các huyện, thành phố, tương ứng với số thu tiền sử dụng đất đã phân chia ngân sách cấp tỉnh (bao gồm cả 10% trích lập Quỹ phát triển đất), số cấp lại tối đa bằng tổng mức đầu tư của các công trình, dự án theo Thông báo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trừ đi số thu tiền sử dụng đất các khu đất đặc thù đã phân chia ngân sách cấp huyện.
Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh cấp lại 50% số tăng thu các khoản thu tại Điều 12 của Quy định này (số tăng thu được xác định sau khi trừ khoản thu tại khoản 12, khoản 13 Điều 12 của Quy định này và trừ nguồn cải cách tiền lương theo quy định) cho các huyện, thành phố có tăng thu so với dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao./.