Nghị quyết 40/NQ-HĐND năm 2022 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 do tỉnh Bình Phước ban hành

Số hiệu 40/NQ-HĐND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 09/12/2022
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Xét Báo cáo s366/BC-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tnh; Báo cáo s 486/BC-HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo động lực mới để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, vững chắc. Tập trung thực hiện mạnh mẽ các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý cao hơn mức bình quân của cả nước. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng. Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thn của Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và đẩy mạnh hoạt động đối ngoại.

Điều 2. Các chỉ tiêu chủ yếu

1. Các chỉ tiêu kinh tế

a) Tổng sn phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8% so với năm 2022.

b) Cơ cấu kinh tế: tỷ lệ nông lâm thủy sản chiếm 21%, công nghiệp xây dựng 47,6%, dịch vụ chiếm 31,4%, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng 8%.

c) GRDP bình quân đầu người: 93,2 triệu đồng, tăng 10% so với năm 2022.

d) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 35.000 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2022.

đ) Kim ngạch xuất khẩu: 4.150 triệu USD, tăng 7,8% so với năm 2022.

e) Thu ngân sách: 16.130 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022.

ê) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: 300 triệu USD, tăng 100% so với năm 2022. Thu hút đầu tư trong nước 12.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022.

g) Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới: 1.200 doanh nghiệp, tăng 9% so với năm 2022.

h) Shợp tác xã đăng ký thành lập mới trong năm: 35 hợp tác xã, tăng 16,6% so với năm 2022.

2. Các chỉ tiêu xã hội, môi trường

a) Giảm 2.000 hộ nghèo (tương ứng với giảm 0,7% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới), trong đó giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu s(tương ứng 2% trên tổng số hộ dân tộc thiểu số).

b) Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị <3%.

c) Lao động được giải quyết việc làm trong năm: 40.000 người.

d) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 65%.

đ) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 45,1%.

e) Sgiường bệnh trên vạn dân: 29 giường.

[...]