HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/NQ-HĐND
|
Bắc
Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số
103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 06/01/2017 của Bộ chính trị
về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Căn cứ Quyết định số
269/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 3959/TTr-UBND
ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban
Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung
chính như sau:
1. Mục
tiêu phát triển
1.1. Mục tiêu tổng
quát
Phát triển văn hóa, gia đình
đảm bảo giữ gìn bản sắc của mảnh đất và con người Bắc Giang; bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với phát triển du lịch bền vững.
Phát triển hoạt động thể dục
thể thao ngày càng đa dạng, phong phú, bền vững, giữ gìn và phát huy các môn thể
thao truyền thống, từng bước phát triển các môn thể thao hiện đại.
Xây dựng Bắc Giang trở thành
tỉnh có thương hiệu du lịch; là điểm đến của du lịch văn hóa - tâm linh, sinh
thái hấp dẫn, có vị trí quan trọng trong khu vực Đông Bắc bộ, Trung du và Miền
núi phía Bắc. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Lĩnh vực văn hóa
Đến năm 2020: Có 25-30% tổng
số di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; 80% số xã có Nhà văn hóa cấp xã; 95% số
thôn có Nhà văn hóa thôn.
Đến năm 2025: 35-40% tổng số
di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; 90% huyện có Trung tâm Văn hóa -Thể thao
đạt chuẩn;100% xã, thôn có Nhà văn hóa.
Đến năm 2030: Có 60% tổng số
di tích xếp hạng được tu bổ, tôn tạo; 100% số huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể
thao đạt chuẩn.
b. Lĩnh vực thể thao
Đến năm 2020: 34-35% dân số
tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; có 40-45 vận động viên đạt cấp I, kiện
tướng trở lên, giành 110-130 huy chương các loại.
Đến năm 2025: 37-38% dân số
tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; có 45-55 vận động viên đạt cấp I, kiện
tướng trở lên, giành 250-300 huy chương các loại.
Đến năm 2030: 40% dân số tập
luyện thể dục thể thao thường xuyên; có 50-70 vận động viên đạt cấp I, kiện tướng
trở lên, giành 450-500 huy chương các loại.
c. Lĩnh vực du lịch
Đến năm 2020: Đón trên 2,7
triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 2.800 tỷ đồng.
Đến năm 2025: Đón trên 4,5
triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 tỷ đồng.
Đến năm 2030: Đón khoảng 7,3
triệu lượt khách; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 18.500 tỷ đồng.
2.
Phương hướng phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030
2.1. Lĩnh vực văn hóa
Ưu tiên tu bổ, tôn tạo các
di tích xếp hạng bị xuống cấp, các di tích có giá trị phát triển du lịch. Tập
trung hồ sơ nâng cấp di tích quốc gia đặc biệt.
Từng bước thực hiện cơ chế tự
chủ một phần đối với Nhà hát Chèo, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Thư viện
tỉnh, Bảo tàng tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển các công trình
văn hóa tư nhân.
Hoàn thiện hệ thống thiết chế
văn hóa các cấp, đầu tư trang thiết bị và nâng cao chất lượng hoạt động. Xây dựng
mới Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh; Trung tâm văn hóa triển lãm, nhà hát,
khu hội chợ tỉnh.
Duy trì hoạt động của Ban
công tác gia đình, phát triển các Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình.
2.2. Lĩnh vực thể dục,
thể thao
Phát triển sâu rộng và bền vững
thể dục thể thao quần chúng, xây dựng và triển khai đề án phát triển bơi lội
trong trường học.
Tập trung phát triển 15 môn
trọng điểm, gồm: Vật tự do, Vật cổ điển, Cầu lông, Điền kinh, Đá cầu, Cờ vua, Cầu
mây, Wushu, Quần vợt, Boxing, Vovinam, Judo, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Thể
dục dụng cụ; đưa tỉnh vào tốp 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mạnh nhất
toàn quốc về thể thao thành tích cao.
Hoàn thiện hệ thống thiết chế
thể thao các cấp. Quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng Khu liên hợp thể
thao Bắc Giang tại khu vực phía Nam thành phố Bắc Giang.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa
thể dục, thể thao, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các liên đoàn, hiệp hội
thể thao.
2.3. Lĩnh vực du lịch
- Phát triển thị trường
khách du lịch:
Khách nội địa: Ưu tiên thu
hút khách từ Hà Nội, khách nội tỉnh, các tỉnh lân cận, các tỉnh vùng Đồng bằng
sông Hồng, Duyên hải Đông Bắc và các tỉnh Miền Trung.
Khách quốc tế: Ưu tiên thu
hút thị trường khách Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, thị trường Tây
Âu, Bắc Mỹ và các nước ASEAN.
- Phát triển sản phẩm du
lịch:
Ưu tiên phát triển các sản
phẩm: “Du lịch Tây Yên Tử - theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông”; du lịch
đường sông, kết nối với Bắc Ninh, Hải Dương. Du lịch cuối tuần với các khu nghỉ
dưỡng sinh thái, làng sinh thái trên núi.... Du lịch thể thao cao cấp (golf, dù
lượn, thể thao khám phá...).
Duy trì và mở rộng phát triển
sản phẩm: Du lịch văn hóa - tâm linh; du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch cộng đồng;
du lịch sinh thái; du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, lễ hội - sự kiện;
du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch làng nghề...
- Tổ chức không gian phát
triển du lịch: Phát triển 5 không gian du lịch:
(1) Không gian du lịch Tây
Yên Tử (huyện Sơn Động, Lục Nam - khu vực phía Đông Nam tỉnh).
(2) Không gian du lịch gắn với
Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên - khu vực phía Tây Bắc tỉnh).
(3) Không gian dịch vụ du lịch,
thể thao, vui chơi giải trí (thành phố Bắc Giang, huyện Yên Dũng, Việt Yên -
khu vực trung tâm và phía Nam tỉnh).
(4) Không gian du lịch sinh
thái nông nghiệp (huyện Lục Ngạn, Lục Nam - khu vực phía Đông Bắc tỉnh).
(5) Không gian văn hóa Quan
họ (huyện Việt Yên, Hiệp Hòa - khu vực Tây Nam tỉnh).
Các khu, điểm du lịch trọng
điểm ưu tiên đầu tư: Tây Yên Tử, Đồng Cao (huyện Sơn Động); di tích khởi nghĩa
Yên Thế (huyện Yên Thế); Suối Mỡ (huyện Lục Nam); chùa Vĩnh Nghiêm, núi Nham Biền
(huyện Yên Dũng); chùa Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà (huyện Việt Yên); Hồ Khuôn Thần
(huyện Lục Ngạn); Khu lưu niệm 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân (huyện Tân
Yên).
- Phát triển các tuyến du
lịch:
Tiếp tục khai thác các tuyến:
Tuyến liên tỉnh theo đường bộ kết nối Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn,
Thái Nguyên; tuyến nội tỉnh kết nối từ thành phố Bắc Giang đi các huyện.
Khai thác tuyến mới: Tuyến
chuyên đề (tâm linh, lịch sử, sinh thái, làng nghề); tuyến đường thủy trên sông
Thương, sông Cầu và sông Lục Nam.
- Phát triển cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch: Tập trung phát triển cơ sở lưu trú cao cấp (khách
sạn 3-5 sao, khu nghỉ dưỡng sinh thái) và nhà nghỉ cộng đồng. Phát triển khu
vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, nhà hàng ăn uống, nhà biểu diễn, không
gian biểu diễn nghệ thuật truyền thống, các điểm dừng chân, trung tâm thông tin
du lịch, cơ sở y tế,...
- Phát triển hạ tầng giao
thông: Trọng tâm phát triển hạ tầng giao thông kết nối với các khu, điểm du
lịch (đường tỉnh 289 - đền Bắc Lệ, xã Vân Hà - thành phố Bắc Ninh, ĐT 289 -
chùa Am Vãi ...). Xây dựng một số bến thuyền, cảng; mở mới tuyến xe buýt thành
phố Bắc Giang - Tây Yên Tử theo đường tỉnh 293, các tuyến xe buýt từ trung tâm
huyện đến các khu, điểm du lịch.
3. Danh
mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư (có phụ lục kèm theo).
4. Giải
pháp chính thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Huy động nguồn lực, vốn đầu
tư.
- Xây dựng cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư.
- Hợp tác, liên kết trong nước
và quốc tế.
- Tuyên truyền, quảng bá
phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết được HĐND tỉnh
khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2017./.
DANH MỤC
DỰ ÁN ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh)