Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 482/KH-UBND năm 2022 về triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023

Số hiệu 482/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 482/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, DU LỊCH - DỊCH VỤ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2023

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 24 tháng 05 năm 2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó có nhiệm vụ Triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ năm 2023;

Căn cứ Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 13 tháng 03 năm 2018 của UBND tỉnh về triển khai Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy gắn với Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị;

Căn cứ Chương trình hành động số 306/CTr-UBND, ngày 7 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 312/CTr-UBND, ngày 11 tháng 10 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 với những nội dung sau:

Phần I.

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành Văn hóa và Thể thao của tỉnh ngày càng phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh, tiếp tục tập trung hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW.

2. Mục tiêu chủ yếu

Ngành Văn hóa và Thể thao quyết tâm nỗ lực, khắc phục khó khăn, thực hiện các giải pháp để ứng phó linh hoạt với thực tế tình hình dịch bệnh Covid - 19, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2023. Sở Văn hoá và Thể thao dự kiến các mục tiêu chủ yếu, cụ thể như sau:

- Hoàn thành 100% các nhiệm vụ thuộc Chương trình công tác hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Xây dựng hồ sơ từ 6 - 12 di tích đề nghị các cấp xếp hạng, trong đó có di tích cấp quốc gia đặc biệt; Tiếp tục tiến hành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về di tích trên địa bàn tỉnh;

- Triển khai tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị từ 7 - 12 di tích (ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế) bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.

- Tập trung xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận Ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

- Lập dự án triển khai xây dựng các thiết chế văn hóa trọng điểm: Bảo tàng tỉnh Thừa Thiên Huế; Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế; Trung tâm tổ chức sự kiện và hội nghị quốc tế; Di dời Bảo tàng lịch sử; Trong đó, tập trung triển khai nghiên cứu, lập các dự án: Bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên; Bảo tồn, tu bổ Lăng mộ và nhà thờ, nghĩa trang cụ Phan Bội Châu (Huế); tu bổ Địa đạo Khu ủy (Gđ 2); tiến hành lập báo cáo điều chỉnh quy mô đầu tư theo hướng sửa chữa tạm thời trụ sở 268 Điện Biên Phủ để duy trì hoạt động Bảo tàng Lịch sử tỉnh; khảo sát lập dự án tiến hành sửa chữa chống thấm dột mái ngói tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (trụ sở Sở Tài chính cũ); lập phương án mở rộng không gian trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của Bảo tàng; nghiên cứu, đề xuất ý tưởng hình thành không gian công nghiệp văn hóa với các nội dung chủ yếu: Trưng bày tác phẩm mỹ thuật, trình diễn Áo dài, biểu diễn Ca Huế tại Cung An Định; rà soát dự án Trường Trung cấp Thể dục Thể thao Huế (cơ sở 2); Đầu tư sửa chữa nền lòng chảo sân vận động; Đầu tư đồng bộ hệ thống giàn đèn chiếu sáng sân vận động; lập Dự án đầu tư hệ thống nước nóng lớn tại Trung tâm Thể thao tỉnh để thay thế hệ thống nước nóng cũ nhằm phục vụ công tác đào tạo vận động viên bơi lội trong mùa đông.

- Tổ chức 250 buổi biểu diễn nghệ thuật; tổ chức 500 buổi chiếu phim, tuyên truyền lưu động; cấp trên 3.000 thẻ bạn đọc, phục vụ trên 150.000 lượt bạn đọc tại thư viện; tổ chức 20 cuộc trưng bày, triển lãm; các bảo tàng có số lượng khách tham quan trong năm từ 250.000 lượt người trở lên.

- Xã hội hóa hoạt động văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa.

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

3.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa theo đúng quy định. Tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách trong phát triển văn hóa.

- Tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính và năng lực cạnh tranh cấp Sở.

[...]