Quyết định 269/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 269/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 02/03/2015 |
Ngày có hiệu lực | 02/03/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước thời kỳ 2011 - 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, quy hoạch vùng thủ đô và thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của tỉnh, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung tăng trưởng theo chiều sâu, tạo động lực phát triển để sớm thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân.
3. Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Kết hợp giữa phát triển vùng động lực với vùng trung du và miền núi, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong tỉnh.
4. Phát triển sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh, hài hòa; khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên cơ sở củng cố cơ sở vật chất và lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, chủ động trong mọi tình huống. Tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước, chủ động hội nhập quốc tế.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu tổng quát:
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương.
- Phấn đấu đến năm 2020, đưa Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GDP/người của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và bằng 90 - 95% mức trung bình cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10 - 10,5%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,5 - 9%/năm;
- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.700 - 2.800USD; cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42 - 42,3%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38 - 38,3% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 20 - 19,4%; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 - 3,0 tỷ USD.
b) Về văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế:
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân khoảng 0,76%/năm, tỷ lệ dân số đô thị lên 22,3%, đạt 25 giường bệnh/10 nghìn dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 12%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non là 88,5%, tiểu học là 97,7%, trung học cơ sở là 88,8% và trung học phổ thông là 75,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tới 70% năm 2020 và giảm nghèo từ 1,5 - 2,0%/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 29.000 - 30.000 người/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,5%.
c) Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái
- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước và khoáng sản, rừng theo đúng pháp luật quy định.
- Phấn đấu 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn khoảng 60%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn đạt 100%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 70%, trong đó tỷ lệ được xử lý đạt 98%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% và bảo vệ tốt đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d) Về không gian và kết cấu hạ tầng:
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước thời kỳ 2011 - 2020, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, quy hoạch vùng thủ đô và thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nguồn lực của tỉnh, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu; tập trung tăng trưởng theo chiều sâu, tạo động lực phát triển để sớm thu hẹp khoảng cách với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân.
3. Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Kết hợp giữa phát triển vùng động lực với vùng trung du và miền núi, hướng tới mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong tỉnh.
4. Phát triển sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh, hài hòa; khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên cơ sở củng cố cơ sở vật chất và lực lượng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, chủ động trong mọi tình huống. Tăng cường liên kết phát triển với các tỉnh trong khu vực và cả nước, chủ động hội nhập quốc tế.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu tổng quát:
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, quân sự địa phương.
- Phấn đấu đến năm 2020, đưa Bắc Giang nằm trong nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GDP/người của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và bằng 90 - 95% mức trung bình cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10 - 10,5%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,5 - 9%/năm;
- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.700 - 2.800USD; cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 42 - 42,3%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38 - 38,3% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 20 - 19,4%; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 - 3,0 tỷ USD.
b) Về văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế:
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân khoảng 0,76%/năm, tỷ lệ dân số đô thị lên 22,3%, đạt 25 giường bệnh/10 nghìn dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 12%; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non là 88,5%, tiểu học là 97,7%, trung học cơ sở là 88,8% và trung học phổ thông là 75,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tới 70% năm 2020 và giảm nghèo từ 1,5 - 2,0%/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 29.000 - 30.000 người/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 3,5%.
c) Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái
- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước và khoáng sản, rừng theo đúng pháp luật quy định.
- Phấn đấu 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn khoảng 60%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn đạt 100%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt 70%, trong đó tỷ lệ được xử lý đạt 98%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% và bảo vệ tốt đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu.
d) Về không gian và kết cấu hạ tầng:
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 22,3%, chú trọng xây dựng thành phố Bắc Giang và 2 thị xã Chũ, Thắng để điều phối phát triển tiểu vùng; phát triển không gian sản xuất, chú trọng Cụm tương hỗ nông sản, tham gia Cụm tương hỗ cơ khí, điện tử vùng Hà Nội, khu nông nghiệp chất lượng cao.
- Phấn đấu tỷ lệ số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 35 - 40%.
đ) Về quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, chủ động nắm chắc tình hình, không bị động, bất ngờ; chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm. Chuẩn bị đầy đủ các phương án, kế hoạch và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết sẵn sàng và chủ động đối phó khi có tình huống xảy ra.
1. Mục tiêu tổng quát
- Phấn đấu Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp, có trình độ phát triển trên mức trung bình của cả nước. Nền kinh tế đi lên từ công nghiệp và dịch vụ tiên tiến, phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa. Tổ chức không gian khoa học, hệ thống đô thị, khu vực nông thôn phát triển hài hòa, tổ chức sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, dịch vụ phát triển, nông nghiệp chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo dựng cho người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. An ninh chính trị, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9,5 - 10%/năm giai đoạn 2021 - 2030; thu nhập bình quân đầu người đạt 9.300-9.500 USD, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp, dịch vụ chiếm khoảng 88,5 - 89%; xuất khẩu đạt trên 6,5 tỷ USD.
2. Định hướng phát triển:
a) Phát triển về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp:
Chuyển dịch theo hướng tích cực, đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Các sản phẩm chủ lực tham gia hiệu quả và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Phát triển dịch vụ với trọng tâm là dịch vụ logistics, du lịch và trở thành một trong những tỉnh trọng điểm về du lịch của vùng.
b) Phát triển về lĩnh vực xã hội:
- Phấn đấu 100% các trường mầm non và phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia; cơ bản hoàn chỉnh hệ thống trường Nghề, trường Đại học với chất lượng khá; hệ thống cơ sở y tế hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, dân số được tiếp cận với các dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi.
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 36,7%; các giá trị văn hóa, lịch sử tiếp tục được bảo tồn và phát huy; hệ thống thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng tốt hơn.
c) Phát triển không gian và kết cấu hạ tầng:
- Phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 36,7%; phát triển không gian và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giữa đô thị và vùng nông thôn, miền núi, giữa các ngành, đặc biệt các khu đô thị, khu sản xuất, khu dịch vụ và kết cấu hạ tầng trọng điểm được hoàn thiện, hiện đại.
d) Về sử dụng đất và bảo vệ môi trường:
- Đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây trồng mới phù hợp hay chăn nuôi để thu giá trị kinh tế cao hơn.
- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt cơ bản được xử lý, đạt chuẩn quốc gia. Các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đều có hệ thống xử lý nước thải; sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ tốt môi trường; duy trì độ che phủ của rừng đạt 38%, chủ động các kế hoạch, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính. Nghiên cứu đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển vùng động lực, sản phẩm chủ lực, kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp phụ trợ, chuyển dịch cơ cấu lao động... Đổi mới công tác điều hành vĩ mô, gắn liền cải cách hành chính, tập trung vào cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công.
- Thứ hai: Chuyển dịch, phát triển và thu hút nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao để chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; đào tạo lao động nghề có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển các sản phẩm chủ lực, dịch vụ và tạo nguồn cung lao động cho các tỉnh trong khu vực, xuất khẩu lao động.
- Thứ ba: Tập trung phát triển không gian và xây dựng kết cấu hạ tầng trọng điểm từ thành phố Bắc Giang, 2 thị xã Chũ, Thắng để điều phối, phát triển tỉnh, tiểu vùng đến giao thông, điện, cấp thoát nước, thủy lợi và phát triển các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Công nghiệp, xây dựng:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14-14,5%/năm.
a) Phát triển các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất trong bối cảnh toàn cầu hóa, gồm:
- Điện tử các loại và linh kiện, cơ khí phục vụ sản xuất ô tô, xe máy, tham gia cụm tương hỗ điện tử, cơ khí vùng Hà Nội;
- Công nghiệp dệt may để tận dụng lợi thế về lao động cũng như khả năng phát triển; đồng thời, thu hút doanh nghiệp cung cấp nguyên, phụ liệu trong bối cảnh tham gia các hiệp định mới.
- Các sản phẩm nông, lâm sản như vải thiều, gà đồi, rau sạch, đồ gỗ... Từng bước xây dựng cụm tương hỗ quả nhiệt đới tại thị trấn Chũ; phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển ổn định vùng nguyên liệu.
b) Phát triển các ngành công nghiệp khác
- Công nghiệp hóa chất, sản xuất điện: Tiếp tục phát triển để tận dụng nhà máy điện hiện có và nguồn nguyên liệu; duy trì công suất Nhà máy nhiệt điện Sơn Động.
- Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển làng nghề chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ gắn với công tác bảo tồn, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
- Vật liệu xây dựng (gồm gạch tuynel, cát, sỏi, xi măng): Tiếp tục khai thác sỏi, cát theo quy hoạch đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong tỉnh; đổi mới công nghệ sản xuất gạch, xi măng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khẩn trương hoàn thành mở rộng Nhà máy Phân đạm và hóa chất, nâng công suất sản xuất phân Ure lên 50 vạn tấn/năm và các sản phẩm phân bón tổng hợp, thuốc nổ công nghiệp, metanol, CO2 lỏng, gắn liền củng cố hệ thống phân phối từ cấp I, cấp II và đặc biệt là cấp III.
c) Phát triển các khu, cụm công nghiệp
Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ cả trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.322 ha, 36 cụm công nghiệp với diện tích 682,99 ha.
2. Dịch vụ, du lịch:
Phát triển ngành dịch vụ tạo ra đột phá trong thời kỳ sau năm 2020, tập trung vào sản phẩm dịch vụ chủ lực; phấn đấu tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,5 - 9%/năm.
a) Phát triển sản phẩm dịch vụ chủ lực:
- Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chất lượng cao, bình dân: Xây dựng các khu dịch vụ, chợ đầu mối tại các đô thị trung tâm và hệ thống phân phối tại các khu vực khác.
- Dịch vụ logistics để tận dụng vị trí là vùng trung chuyển trên hành lang kinh tế Việt - Trung và “cửa ngõ kép” của khu vực với việc thu hút đầu tư xây dựng cảng cạn tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang và khu dịch vụ tổng hợp Tân Dĩnh.
- Dịch vụ du lịch với các tour, tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái kết hợp mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Hình thành chuỗi các mặt hàng xuất khẩu như điện tử, may mặc, nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ.... Giữ vững các thị trường truyền thống, phát triển một số thị trường mới ở Châu Mỹ, Châu Phi...
b) Các sản phẩm dịch vụ khác: Phát triển các loại hình dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, tư vấn, khoa học - công nghệ, vận tải hàng hóa, hành khách... để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.
3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3 - 3,5%/năm.
a) Phát triển sản phẩm chủ lực, gồm:
- Vải thiều (trọng tâm là vùng Lục Ngạn) và cây ăn quả (trọng tâm là cây có múi), phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng; từng bước hình thành cụm tương hỗ quả nhiệt đới khu vực thị trấn Chũ.
- Sản phẩm chăn nuôi, trọng tâm là gà, lợn thịt: Từng bước xây dựng cụm tương hỗ gà đồi Yên Thế với quy mô từ 6 - 8 triệu con, hướng tới đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu; phát triển đàn lợn quy mô trên 01 triệu con gắn liền với công nghiệp chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Nhóm rau chế biến và nấm: Tập trung phát triển và hình thành vùng chuyên canh cung cấp sản phẩm tại thành phố Bắc Giang, các huyện Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam…, đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm công nghệ cao.
- Sản phẩm gỗ và phát triển rừng bền vững: Tập trung tại các huyện Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam; chuyển từ trồng rừng kinh tế sang trồng các loại cây gỗ lớn kết hợp với cây dược liệu và phát triển công nghiệp chế biến.
b) Các sản phẩm nông nghiệp khác: Phát triển các loại cây như cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương); gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản (trọng tâm là cá) đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và cung cấp một phần cho các thị trường trong khu vực.
4. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội
a) Giáo dục - Đào tạo:
- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) để tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả, xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo tiên tiến. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục trên cơ sở ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp và đổi mới công tác quản lý.
- Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề theo 3 cấp trình độ, dạy nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động và xây dựng nông thôn mới. Xã hội hóa công tác đào tạo, ưu đãi đào tạo lao động nghề chất lượng cao.
b) Y tế, chăm sóc sức khỏe:
- Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giảm tối đa các bệnh xã hội; phòng, chống tốt dịch bệnh và xử lý kịp các dịch bệnh phát sinh; tiếp tục củng cố hệ thống cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế và nâng cao trình độ, y đức cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành.
- Đẩy mạnh xã hội hóa y tế; mở rộng hợp tác, liên doanh giữa các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa; nâng cao chất lượng hoạt động y tế, nhất là các lĩnh vực chuyên khoa như tim mạch, nội tiết, sản, tâm thần...; cải tạo, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế dự phòng.
c) Văn hóa, thể dục, thể thao
- Giữ gìn, phát huy thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa và tạo điều kiện để người dân được tham gia các hoạt động văn hóa và thể dục, thể thao. Tập trung thu hút đầu tư từ nhiều nguồn bằng cơ chế, chính sách để xây dựng các thiết chế văn hóa.
Trùng tu, tôn tạo, quảng bá các khu di tích văn hóa, lịch sử như: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, An toàn khu II Hiệp Hòa, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, di tích chiến thắng Xương Giang... Phát triển các loại hình nghệ thuật như: Hát Quan họ, Ca trù, dân ca các dân tộc thiểu số, lễ hội truyền thống.
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn vốn hợp pháp đầu tư một số công trình thể dục, thể thao như nhà thi đấu, sân vận động, khu liên hiệp thể thao tỉnh... và đào tạo vận động viên thành tích cao.
d) Thông tin và Truyền thông
- Nâng cao chất lượng công tác báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đảm bảo thông tin đầy đủ, kịp thời. Duy trì mạng lưới bưu cục theo 3 cấp như hiện nay, bảo đảm cung cấp báo chí đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nâng cao chất lượng dịch vụ báo chí, xuất bản gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
- Hoàn thiện Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh, phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình, chuyển sang phát sóng truyền hình số theo lộ trình; củng cố hệ thống các đài phát thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã.
đ) Khoa học - công nghệ
- Đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ với sự hợp tác của viện nghiên cứu, các trường đại học đối với sản phẩm chủ lực; ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa các hoạt động cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ các hoạt động quản lý.
e) Giảm nghèo, phát triển nhân lực, giải quyết việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội
- Tập trung các nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững; nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích hộ, xã thoát nghèo; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Phát triển nhân lực, thu hút lao động chất lượng cao nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển thông tin thị trường lao động, tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động. Tạo việc làm cho lao động khu vực nông thôn để giảm áp lực giải quyết việc làm, thực hiện chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn.
- Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc như ô nhiễm môi trường, thu hồi đất, giải quyết đất sản xuất, khiếu nại, tố cáo....
g) Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái
Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, đồng thời xử lý tốt các vấn đề môi trường nước, không khí, đất đai, rác thải... chủ động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng
a) Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối chặt chẽ giữa hệ thống giao thông trong tỉnh với cả nước; ưu tiên xây dựng đường tỉnh lộ tạo động lực tăng trưởng; tập trung vào một số tuyến chính sau:
+ Quốc lộ: Đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; quốc lộ 31, 37; đường vành đai 5 thủ đô Hà Nội, kết nối đường 293 với đường quốc lộ 37 và hệ thống các tuyến khác kết nối một số tỉnh khác trong khu vực;
+ Tỉnh lộ: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293 đạt tiêu chuẩn đường cấp III; tiếp tục nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường mới nhằm tăng tính kết nối với các tỉnh trong vùng; nghiên cứu nâng cấp một số tuyến đường huyện, mở mới một số tuyến đường, cầu mới đáp ứng nhu cầu giao thông ở mức thuận tiện nhất.
- Đường thủy: Tiếp tục cải tạo, hoàn thiện mạng lưới giao thông thủy đối với sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam và hạ tầng kết nối để phát huy hiệu quả giao thông.
b) Hệ thống thủy lợi, đê điều và cấp, thoát nước:
- Thủy lợi, đê điều: Tiếp tục nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi đồng bộ, ưu tiên các công trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả; phát triển hệ thống thủy lợi 5 vùng chính: Vùng sông Cầu, vùng sông Sỏi, vùng hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn, vùng sông Lục Nam và vùng Nam Yên Dũng.
- Cấp, Thoát nước: Quy hoạch, thực hiện hệ thống cấp, thoát nước, bảo đảm 100% dân cư được sử dụng nước sạch, an toàn. Hạ tầng cấp nước đô thị, nông thôn gồm xây dựng nhà máy nước tại các đô thị; các công trình nước sinh hoạt tập trung ở khu vực nông thôn; Xây dựng hệ thống thoát nước đô thị, nhất là ở thành phố Bắc Giang, thị trấn Thắng, thị trấn Chũ.
c) Hạ tầng cấp điện:
- Xây dựng hệ thống cấp điện các trạm hạ thế theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu cấp điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp lưới điện đồng thời đổi mới công tác quản lý để bảo đảm điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống.
d) Hạ tầng bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin:
Phát triển bưu chính theo hướng tin học hóa, xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, như sau:
- Triển khai hệ thống cáp quang đến 100% trung tâm xã; xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính; xây dựng mạng truyền dẫn cáp quang đến 100% các huyện vào năm 2015.
- Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm mỹ quan đô thị. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan Nhà nước, hoàn thành việc xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2020.
VI. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
Bảo đảm hài hòa giữa đô thị với nông thôn, giữa các khu vực trong tỉnh trên cơ sở xác định vùng động lực và các tiểu vùng phát triển. Tạo ra không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt có các điểm nhấn trong hệ thống đô thị, cụm tương hỗ, khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu du lịch và khu nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
1. Phát triển không gian đô thị:
- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 21 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II; 02 đô thị loại IV và 17 đô thị loại V. Cụ thể, xây dựng thành phố Bắc Giang trở thành đô thị loại II, thị trấn Chũ và thị trấn Thắng đạt đô thị loại IV.
- Sau năm 2020, phát triển thành phố Bắc Giang đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, là đô thị trung tâm của Tỉnh; tập trung xây dựng thị trấn Chũ đạt đô thị loại III (đô thị sinh thái) là trung tâm điều phối, phát triển khu vực phía Đông Bắc; xây dựng thị trấn Thắng đạt tiêu chí đô thị loại III (đô thị công nghiệp), là trung tâm điều phối, phát triển khu vực phía Tây.
2. Định hướng không gian phát triển các tiểu vùng kinh tế
- Tiểu vùng động lực: Bao gồm thành phố Bắc Giang và một số xã của các huyện giáp ranh với thành phố; phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và đào tạo.
- Khu vực phía Tây: Gồm huyện Hiệp Hòa (trung tâm tiểu vùng), các huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang và Yên Thế; định hướng phát triển công nghiệp, sản xuất, chế biến nông sản, hàng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.
- Khu vực phía Đông: Gồm huyện Lục Ngạn (trung tâm tiểu vùng), Lục Nam, Sơn Động; định hướng phát triển sản xuất, chế biến nông, lâm sản; du lịch văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng; sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp.
3. Định hướng không gian phát triển các ngành, lĩnh vực:
a) Công nghiệp: Tập trung tại vùng động lực gắn liền với các trục giao thông chính của Tỉnh; thu hút doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện tử, cơ khí chế tạo tham gia Cụm tương hỗ Điển cư, cơ khí chế tạo vùng Hà Nội.
- Phát triển công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm sản và công nghiệp dệt may tại hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quốc lộ 1, 31, 37 và theo đường tỉnh 292, 295, 296.
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và chế biến nông lâm sản tại hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dọc theo quốc lộ 31, 37 và dọc theo đường tỉnh 293, 294, 295B.
b) Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
- Vùng cây ăn quả: Tập trung tại các huyện Lục Ngạn, một phần huyện Sơn Động, Lục Nam để từng bước hình thành Cụm tương hỗ quả nhiệt đới tại Chũ gắn liền phát triển vùng nguyên liệu.
- Vùng chăn nuôi: Hình thành sản phẩm gà đồi Yên Thế (có sự tham gia của các huyện Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam); phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại, gia trại tại các huyện đồng bằng và trung du.
- Vùng thâm canh nông nghiệp công nghệ cao với các sản phẩm rau chế biến, khoai tây, nấm; tập trung phát triển tại khu vực ven thành phố Bắc Giang thuộc địa bàn các huyện Lạng Giang, Yên Dũng và ven sông Cầu huyện Việt Yên; xây dựng các trung tâm giống chất lượng cao với các giống lạc, lúa, khoai tây, nấm, thủy sản... ở các huyện Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang.
- Vùng sản xuất lâm nghiệp: Thâm canh rừng kinh tế, cây dược liệu tại các huyện miền núi gắn với phát triển công nghiệp chế biến và quản lý, sử dụng bền vững rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nhất là khu vực Tây Yên Tử.
- Vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản ở các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang; vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với ruộng trũng tại huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam; vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp mặt nước lớn tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Lạng Giang.
c) Dịch vụ thương mại, du lịch
- Phát triển dịch vụ logistics tại thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; dịch vụ tài chính, khách sạn, ngân hàng tại thành phố Bắc Giang.
- Phát triển thương mại, bán buôn, bán lẻ, trọng tâm là thành phố Bắc Giang, thị trấn Thắng, thị trấn Chũ và các thị trấn khác; phát triển hệ thống chợ dân sinh tại khu vực nông thôn, hệ thống các chợ, siêu thị gắn với các khu, cụm công nghiệp.
- Phát triển các tuyến du lịch gắn với các di tích, danh thắng như Tây Yên Tử, Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, di tích Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, sân golf Yên Dũng, Hồ Cấm Sơn...
VII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VIII. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp huy động vốn và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn đến năm 2020 dự kiến khoảng 230 nghìn tỷ đồng. Để thu hút đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu này, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; đồng thời có giải pháp huy động cụ thể đối với từng nguồn vốn cũng như định hướng sử dụng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng không huy động được nguồn lực xã hội hóa. Nâng cao chất lượng tăng trưởng để tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, các dự án trọng điểm đồng thời làm cơ sở để tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thông qua các chương trình phát triển và các cơ chế chính sách ưu đãi.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn cho các dự án phát triển các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ..., dịch vụ, chế biến nông, lâm sản.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp như y tế, giáo dục, thể thao...
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách, cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
- Nghiên cứu, ban hành các chính sách vùng động lực, đầu tư kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, cụm tương hỗ, phát triển sản phẩm chủ lực, thu hút các nhà đầu tư lớn, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các doanh nghiệp cung cấp nguyên, phụ liệu đầu vào cho sản xuất.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trước mắt tập trung vào cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công.
- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp; đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan và tăng cường khả năng tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp. Xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Tăng nguồn vốn đầu tư cho khoa học, công nghệ; xây dựng các chương trình phối hợp, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực.
- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm chủ lực.
4. Giải pháp về phát triển nhân lực
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực tốt để đáp ứng nhu cầu đổi mới phát triển kinh tế - xã hội; tập trung ưu tiên hỗ trợ đào tạo các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nâng cao thể lực, tầm vóc của nhân lực; chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường phổ thông; đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng lao động, chú trọng ngành nghề phát triển sản phẩm chủ lực.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động kết nối toàn quốc để người lao động và doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhu cầu việc làm, thông tin về lao động, việc làm cả trong và ngoài nước.
- Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc như: Hạ tầng xã hội bên ngoài các khu công nghiệp, chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo...; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm; phòng, chống các bệnh xã hội.
5. Bảo vệ môi trường và ứng phó thích ứng biến đổi khí hậu
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; huy động nguồn lực tài chính, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, triển khai thực hiện hiệu quả ứng phó biến đổi khí hậu.
6. Giải pháp kết nối liên vùng và hợp tác quốc tế
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác đã được ký kết giữa tỉnh Bắc Giang với các tỉnh để khai thác có hiệu quả lợi thế. Đẩy mạnh hợp tác phát triển giữa Bắc Giang với các tỉnh trên các lĩnh vực như xây dựng các công trình liên tỉnh, quy mô vùng; các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư, phát triển thương mại, du lịch, tạo lập thị trường; trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành...
- Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu; tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác, địa phương nước ngoài. Tích cực tham gia xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động văn hóa đối ngoại của địa phương.
IX. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, Tỉnh cần tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện đạt kết quả.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ. Nghiên cứu, triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết, xây dựng các kế hoạch để thực hiện quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thị xã, thành phố.
2. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện quy hoạch.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và luật pháp của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch; trường hợp cần thiết phối hợp với Tỉnh nghiên cứu xây dựng hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nêu trong Quy hoạch.
2. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được dự kiến nêu trong Quy hoạch này đã được phê duyệt; hỗ trợ Tỉnh trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU
TƯ ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ)
I |
CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH |
|
1 |
Nâng cấp đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn |
|
2 |
Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 31 (đoạn Chũ - Sơn Động) |
|
3 |
Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 (đoạn tỉnh Hải Dương - thị trấn Đồi Ngô - Kép) |
|
4 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê |
|
5 |
Cải tạo, nâng cấp lưới điện 220KV, 110KV |
|
II |
DỰ ÁN DO TỈNH QUẢN LÝ |
|
1 |
Đường vành đai 5 thủ đô Hà Nội |
|
2 |
Đường tỉnh 293 kết nối quốc lộ 37 và các tuyến nhánh (dự án chuyển tiếp) |
|
3 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295 (Đoạn Vôi - Cầu Bến Tuần, Ngọc Châu, thị trấn Thắng, thị trấn Lục Nam đi Bảo Sơn) |
|
4 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 295B |
|
5 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 298B |
|
6 |
Đường nối ĐT398B kết nối với Quốc lộ 18 (dự án chuyển tiếp) |
|
7 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 288 và xây dựng mới cầu Hòa Yên (kết nối với huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên) |
|
8 |
Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 289 (kết nối với huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn) |
|
9 |
Hạ tầng kỹ thuật đô thị thành phố Bắc Giang (Dự án Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng Mê Kông mở rộng) |
|
10 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê sông: Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam |
|
11 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi: Cầu Sơn - Cấm Sơn; Sông Cầu; Nam Yên Dũng |
|
12 |
Cải tạo, nâng cấp hạ tầng điện nông thôn |
|
13 |
Nhà máy nước số 2 thành phố Bắc Giang |
|
14 |
Nghĩa Trang nhân dân thành phố Bắc Giang |
|
15 |
Bệnh viện Đa khoa 800 giường tỉnh Bắc Giang |
|
16 |
Bệnh viện Đa khoa thành phố Bắc Giang |
|
17 |
Bệnh viện Nội Tiết |
|
18 |
Khu di tích lịch sử Yên Thế (Đồn Phồn Xương) |
|
19 |
Hạ tầng Chùa Vĩnh Nghiêm |
|
20 |
Hạ tầng Chùa Bổ Đà |
|
21 |
Khu thể thao tỉnh tại thành phố Bắc Giang |
|
22 |
Xử lý rác thải, chất thải tại đô thị và các làng nghề |
|
C |
DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH MỜI GỌI ĐẦU TƯ |
|
1 |
Hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh, Mai Đình |
|
2 |
Xây dựng cảng cạn Logistics |
|
3 |
Khu dịch vụ tổng hợp Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang |
|
4 |
Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị tin học, sản xuất phần mềm, các loại linh kiện điện tử, viễn thông.... |
|
5 |
Chế biến rau an toàn, vải thiều |
|
6 |
Chế biến gỗ |
|
7 |
Sản xuất phụ liệu dệt may, da giầy |
|
8 |
Khu thương mại, dịch vụ đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Bắc Giang |
|
9 |
Khu du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh - Tây Yên Tử |
|
10 |
Khu du lịch sinh thái Hồ Cấm Sơn |
|
11 |
Khu du lịch tâm linh - văn hóa: Chùa Am Vãi, Trúc lâm Phượng Hoàng |
|
12 |
Sân Golf Yên Dũng |
|
13 |
Sân Golf Chu Điện, huyện Lục Nam |
|
14 |
Khu đô thị mới phía Nam thành phố Bắc Giang |
|
15 |
Khu đô thị mới phía Tây Nam thành phố Bắc Giang |
|
16 |
Cải tạo khu chung cư Đồng Cửa, Phân Đạm |
|
17 |
Trồng rừng nguyên liệu; trồng và chế biến cây dược liệu |
|
18 |
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi |
|
19 |
Chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ bò sữa |
|
20 |
Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm |
|
21 |
Đầu tư sản xuất, phát triển nấm xuất khẩu |
|
22 |
Bệnh viện đa khoa, phòng khám tư nhân |
Ghi chú: Vị trí, quy mô, tổng vốn đầu tư của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực của địa phương./.