Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020

Số hiệu 30/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/10/2016
Ngày có hiệu lực 11/10/2016
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Muôn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 14 tháng 10 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Thực hiện Kết luận số 02-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ-TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 3020/TTr-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 40/BC-VHXH ngày 07/10/2016 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên đến năm 2020 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Phương hướng, mục tiêu chung đến năm 2020

Xây dựng phát triển nguồn nhân lực tỉnh Điện Biên có quy mô, cơ cấu, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập; tạo ra lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho các Chương trình phát triển kinh tế, xã hội trọng tâm của tỉnh và cho doanh nghiệp trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực, mở rộng, đa dạng hóa ngành, nghề đào tạo. Từng bước xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Tiếp tục phát triển mạng lưới trường học các cấp, tập trung huy động dân số trong độ tuổi đến trường; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Duy trì, củng cố phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học.

Tập trung đào tạo, nâng cao tỷ lệ, chất lượng lao động qua đào tạo; tăng cường đào tạo nghề, chú trọng đào tạo lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Chú trọng nâng cao kỹ năng, tác phong làm việc cho người lao động. Phân bổ nhân lực đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, khu vực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thực hiện có hiệu quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nâng cao thể chất và tuổi thọ bình quân; phát triển nguồn nhân lực có quy mô, cơ cấu hợp lý với chất lượng ngày càng cao.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý (lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản 58,7%; công nghiệp - xây dựng 15,6%; dịch vụ 25,7%).

- Huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp đạt trên 50%; trẻ 3-5 tuổi ra lớp đạt 98%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 99,6%; dân số 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,5%; dân số 11-14 tuổi học trung học cơ sở đạt 95%; huy động dân số 15-18 tuổi học trung học phổ thông và tương đương đạt 70% trở lên.

- Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trên 99,5%; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trên 97%. Trên 60% số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Đến năm 2020, toàn tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; có 60% đơn vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Duy trì và nâng cao các chỉ số về chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 tuổi, 4 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 7.800 - 8.200 lao động; tạo việc làm mới cho trên 8.500 lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 58,6%.

- Đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện: Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Hằng năm ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Phấn đấu đến năm 2020, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; có 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí đảm nhiệm. Đến năm 2020 phấn đấu có trên 50% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Hằng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

- Đối với viên chức: Đến năm 2020, có 60% viên chức trở lên được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; có 70% viên chức trở lên giữ chức vụ quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm. Hằng năm, ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

- Nâng cao thể chất nguồn nhân lực: Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) còn 10% vào năm 2020; tuổi thọ trung bình người dân đạt 75 tuổi.

3. Các nhiệm vụ trọng tâm

3.1. Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vai trò của phát triển nhân lực, là nền tảng, yếu tố quyết định trong phát triển bền vững kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức đối với các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội đối với phát triển nguồn nhân lực.

3.2. Chú trọng nâng cao chất lượng trình độ học vấn, kỹ năng và chuyên môn của người lao động.

[...]