Quyết định 475/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp do thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu 475/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/01/2015
Ngày có hiệu lực 24/01/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Huỳnh Đức Thơ
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 475/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ CHUYÊN GIA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 5882/QĐ-UBND ngày 23/7/2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp”, với các nội dung chính sau đây:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp, thành thạo về kỹ năng, tác phong chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ yêu cầu phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước, một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2020, 50% nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nắm vững các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn khi tiếp cận với công việc thực tế tại doanh nghiệp mà không phải qua các khóa đào tạo lại.

- Tỷ lệ chuyên gia quản trị doanh nghiệp được bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, quản lý doanh nghiệp và kiến thức pháp luật thông qua các khóa bồi dưỡng ngắn hạn đạt từ 20 - 30%.

II. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp

- Các cấp, các ngành và toàn xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực. Chú trọng công tác phát triển nhân lực trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tăng cường sự chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp, tránh dựa hoàn toàn vào các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ công chức và sự đồng thuận của xã hội về vị trí, vai trò của nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Phát huy tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh, khuyến khích các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều của cải cho xã hội; tôn vinh sự cống hiến và bảo hộ thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội.

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo nhằm phát huy tối đa sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau trong việc phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp có chất lượng, kỹ năng, làm việc hiệu quả.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo

2.1. Hoàn thiện khung chương trình đào tạo

- Khuyến khích các cơ sở đào tạo đổi mới phương pháp, chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa theo chương trình đào tạo của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm giúp cho người được đào tạo nhanh chóng hòa nhập, bắt nhịp được với công việc thực tế tại các doanh nghiệp.

- Huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình của các ngành nghề theo yêu cầu thực tiễn sử dụng nhiều máy móc thiết bị công nghệ hiện đại.

2.2. Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp

- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để đào tạo theo sát nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động nhằm nắm bắt được nhu cầu lao động của các ngành nghề mà thị trường cần.

[...]