HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 26/2021/NQ-HĐND
|
Hậu
Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2021
|
NGHỊ
QUYẾT
QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA
CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM,
HÀNG HÓA TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày
18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật
Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 05 tháng 12 năm 2007;
Căn cứ Luật
Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật
Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ
Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-
2030;
Xét Tờ
trình số 178/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu
Giang về dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện
các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030;
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định
nội
dung, mức chi hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2021 - 2030 quy định tại Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi
là Chương trình 1322).
2. Đối tượng
áp dụng
Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan quản lý
nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Chương
trình 1322 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình hỗ
trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa tỉnh Hậu
Giang giai đoạn 2021 - 2030
(Đính
kèm Phụ lục)
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn kinh phí
sự nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Nguồn kinh phí của các doanh nghiệp
để thực hiện các nhiệm vụ về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng
hóa của doanh nghiệp.
3. Các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác.
Điều 4. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện
nghị quyết theo quy định pháp luật.
Hội đồng nhân dân tỉnh
giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát quá trình thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội
đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ Năm thông qua ngày 09 tháng 12
năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (HN-TP. HCM);
- Bộ Tài chính;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Trần
Văn Huyến
|
PHỤ LỤC
QUY
ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TỈNH HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Nội dung và mức chi để
thực hiện công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng
a) Chi sản xuất các tài
liệu, ấn phẩm dưới dạng các tác phẩm báo chí, xuất bản, chương trình
truyền hình (các chương trình, chuyên mục, ký sự, bài viết); (gọi tắt là
chương trình, tác phẩm báo chí): Mức chi không quá 20.000.000 đồng/chương
trình, tác phẩm báo chí và không quá 02 lần/năm.
b) Chi phí đăng bài quảng
bá, tuyên truyền chương trình trên báo: Mức chi không quá 4.000.000 đồng/lần và
không quá 2 lần/năm.
c) Tổ chức các hội nghị
tuyên truyền, phổ biến chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về nâng cao năng suất chất lượng: Mức chi
không quá 20.000.000 đồng/lần/năm.
2. Nội dung và mức chi
đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
a) Đào tạo chuyên gia là cán bộ, công
chức của Sở Khoa học và Công nghệ, một số sở, ngành đạt trình độ chuyên gia tư
vấn về hệ thống quản lý chất lượng, năng suất chất lượng: Mức chi không quá
40.000.000 đồng/khóa đào tạo/năm.
b) Tổ chức các khóa đào tạo kiến thức
về truy xuất nguồn gốc, các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9001,
14000, 22000, 50001, 17025, SA 8000, HACCP… cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Mức chi không quá 40.000.000 đồng/khóa đào tạo/năm.
3. Nội dung và mức chi
tăng cường năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phục vụ trực
tiếp cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng, thiết lập nền tảng tiêu chuẩn
hóa cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh: Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
24/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ
sung một số chế độ chi tiêu hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
4. Nội dung và mức chi
phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình 1322 tại địa phương
a) Chi tư vấn xác định nhiệm vụ; tuyển
chọn các nhiệm vụ của Chương trình 1322; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự
án, nhiệm vụ của Chương trình 1322; tổ chức các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất
của cơ quan thường trực hoặc đầu mối tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chương
trình 1322; tổ chức hội thảo khoa học: Mức chi theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ
dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số
55/2015/TTLT-BTC-BKHCN) và văn bản hiện hành của địa phương.
b) Chi cho các nhiệm vụ
nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, năng suất quốc gia, ngành, địa phương và doanh
nghiệp trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế; các nhiệm vụ nghiên cứu, triển
khai ứng dụng các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng: Mức chi theo
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN và văn bản hiện hành của địa
phương.
c) Chi công tác phí, tổ
chức các hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình 1322: Mức chi theo
Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Hậu Giang sửa đổi, bổ sung một số chế độ chi tiêu hành chính, sự nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang và mức chi không quá 20.000.000 đồng/hội nghị sơ kết, tổng kết.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp
áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng
suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
a) Chi hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO 9001, 14000, 22000, 50001, 17025, SA
8000, HACCP…; áp
dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; áp dụng thực
hành sản
xuất nông
nghiệp tốt (VietGAP), thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGap), thực hành sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh; chứng nhận hệ thống truy
xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa: Mức chi hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện và tối
đa không quá 65.000.000 đồng/hệ thống/doanh nghiệp/năm (tối đa không quá
35.000.000 đồng đối với tư vấn xây dựng hệ thống, 30.000.000 đồng đối với đánh
giá chứng nhận).
b) Chi hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các
công cụ cải tiến năng suất chất lượng (Kaizen, 5S, Six Sigma các công cụ thống
kê…), công
cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù của ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về hệ
thống quản lý mới được công bố: Mức chi hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện và tối
đa không quá 50.000.000 đồng/công cụ/doanh nghiệp/năm.
c) Chi hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận
sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước
ngoài, quy chuẩn kỹ thuật: Mức chi hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện chứng nhận sản
phẩm, hàng hóa và tối đa không quá 5.000.000 đồng/sản phẩm.
d) Chi hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Giải
thưởng Chất lượng quốc gia: Mức chi hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhưng tối đa
không quá 15.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp tham gia và đạt Giải thưởng
Chất lượng quốc gia do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.
6. Các nội dung khác
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2021/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy
định cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh
nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 -
2030 và
các quy định hiện hành của địa phương. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại quy
định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế đó
7. Các mức chi quy định
nêu trên là mức tối đa. Căn cứ vào quy mô, tính chất, nội dung thực tế công việc
phát sinh, giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định mức chi cụ
thể và không vượt mức quy định nêu trên./.