Nghị quyết 207/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 207/2023/NQ-HĐND
Ngày ban hành 12/07/2023
Ngày có hiệu lực 22/07/2023
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Đức Quận
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 207/2023/NQ-HĐND

Lâm Đồng, ngày 12 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG, GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 4686/TTr-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

2. Sản phẩm: Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hoá, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hoá bản địa. Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

a) Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

b) Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn.

c) Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.

d) Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

đ) Nhóm sinh vật cảnh, gồm: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

e) Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ

1. Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nhưng không quá 50 triệu đồng/sản phẩm.

2. Hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Hỗ trợ biển hiệu, quầy kệ, một số trang thiết bị để phục vụ trưng bày và bán sản phẩm OCOP: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/điểm.

3. Chi hỗ trợ chi phí bao bì, in tem: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tổng kinh phí nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/sản phẩm.

4. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, gồm:

a) Chi cho thành viên Hội đồng, tổ tư vấn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và huyện, cụ thể:

- Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng: 1.000.000 đồng/người/ngày.

- Thành viên hội đồng: 750.000 đồng/người/ngày.

[...]