HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 160/NQ-HĐND
|
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 8 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐỀ ÁN HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ BẢO TỒN, TÔN TẠO,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29
tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng
6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày
24 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xã ATK, vùng ATK cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ;
Căn cứ Nghị quyết số 159/NQ-HĐND tỉnh
ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Thái Nguyên thông qua Chương trình phát triển văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 146/TTr-UBND ngày
21 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông
qua Đề án hỗ trợ hoạt động quản lý và đầu tư bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án hỗ trợ
hoạt động quản lý và đầu tư bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025.
(Có
tóm tắt Đề án kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả
thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Thái Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12 tháng 8 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (Báo cáo);
- Chính phủ (Báo cáo);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Báo cáo);
- Bộ Tài chính (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Kiểm toán nhà nước Khu vực X;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Báo Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, TH.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Hoàng Sơn
|
TÓM TẮT ĐỀ ÁN
HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐẦU TƯ BẢO TỒN, TÔN TẠO, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 160/NQ-HĐND ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
1. Phạm vi, đối
tượng điều chỉnh
Hỗ trợ hoạt động quản lý và đầu tư bảo
tồn, tôn tạo hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên. Ưu tiên đầu tư bảo tồn hệ thống di tích đã được xếp hạng di tích
quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh; các di tích đang bị xuống
cấp, xuống cấp nghiêm trọng, các di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và các di sản văn hóa truyền thống
tiêu biểu của Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên; các di sản văn hóa phi vật
thể có nguy cơ biến dạng, mai một, thất truyền.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di
sản văn hóa gắn với phát triển sản phẩm du lịch mang tính sáng tạo dựa trên nguồn
tài nguyên di sản văn hóa - thiên nhiên đặc thù của tỉnh, với sự tham gia của cộng
đồng và dựa vào cộng đồng.
Gắn kết, tích hợp hoạt động bảo vệ,
tu bổ, tôn tạo, phục dựng, phát huy giá trị di sản văn hóa với thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; bảo vệ môi
trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và môi trường thực hành di sản.
Ứng dụng thành tựu về khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ số vào quản lý, bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đối với di sản văn hóa vật thể
- 100% các di tích được rà soát, kiểm
kê phân loại xác định giá trị và cấp độ bảo tồn sơ bộ.
- 100% hồ sơ khoa học di tích đã được
xếp hạng quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh được số hóa.
- Có 50 - 60 di tích được đầu tư tu bổ,
tôn tạo, phục hồi di tích đã xếp hạng.
- Có 10 - 12 di tích được lập hồ sơ
khoa học xếp hạng quốc gia.
- Có 50 - 60 di tích được lập hồ sơ
khoa học xếp hạng cấp tỉnh.
- Có 03 - 06 làng, bản văn hóa truyền
thống được đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch bền vững
theo mô hình Bảo tàng sinh thái và Bảo tàng cộng đồng.
- Xây dựng 01 bộ tài liệu giới thiệu
về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu phục vụ chương trình
giáo dục lịch sử địa phương thông qua di sản văn hóa; giới thiệu, quảng bá di sản
văn hóa phục vụ phát triển du lịch bền vững.
b) Đối với di sản văn hóa phi vật thể
- 100% hồ sơ khoa học di sản văn hóa
phi vật thể trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được số hóa.
- Có 10 - 12 di sản văn hóa phi vật
thể được xây dựng hồ sơ đệ trình có thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia.
- Có 10 - 15 di sản văn hóa phi vật
thể được đầu tư sưu tầm, phục dựng, tư liệu hóa. Các dữ liệu sẽ được tích hợp
trong các dự án số hóa di sản của tỉnh.
- Hỗ trợ xây dựng và hoạt động cho 10
- 15 mô hình câu lạc bộ thực hành, truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa phi vật thể gắn với phát triển đời sống cộng đồng.
- Xây dựng 01 bộ tài liệu giới thiệu
về di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu phục vụ
chương trình giáo dục lịch sử địa phương thông qua di sản văn hóa; truyền dạy
di sản văn hóa trong cộng đồng.
3. Nhiệm vụ
Triển khai thực hiện 05 dự án thành
phần:
Dự án 01: Nâng cao năng lực cán bộ quản
lý di sản, năng lực cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản và
truyền dạy di sản văn hóa trong cộng đồng và trong hệ thống trường học.
Kinh phí khái toán: 6.500 triệu đồng.
Dự án 02: Hỗ trợ xây dựng, bảo tồn
làng văn hóa truyền thống theo mô hình Bảo tàng sinh thái để bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng gắn với phát triển du lịch bền vững.
Kinh phí khái toán: 65.000 triệu đồng.
Dự án 03: Số hóa
hồ sơ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; tư liệu hóa di sản văn hóa hướng tới
chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa tỉnh Thái Nguyên.
Kinh phí khái toán: 18.500 triệu đồng.
Dự án 04: Trùng tu, tôn tạo di tích
đã được xếp hạng
Kinh phí khái toán: 216.100 triệu đồng.
Dự án 05: Sưu tầm, phục dựng di sản
văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên
Kinh phí khái toán: 10.000 triệu đồng.
4. Kinh phí thực
hiện
a) Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án
là: 316.100 triệu đồng.
b) Cơ cấu nguồn vốn
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương:
108.960 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 172.500
triệu đồng.
- Nguồn vốn hợp
pháp khác: 34.640 triệu đồng./.