Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 01/10/2021
Ngày có hiệu lực 01/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM KÊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Luật Di sản văn hóa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Thực hiện Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhận diện, xác định giá trị, lập danh mục và từng bước tư liệu hóa các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm kê là cơ sở để đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, xác định những di sản văn hóa phi vật thể thể hiện bản sắc cộng đồng địa phương để lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng đương đại. Từ đó, tham mưu kế hoạch, đề án, dự án bảo vệ, phát huy, khai thác hiệu quả các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Ninh Bình.

- Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về giá trị di sản văn hóa phi vật thể; khuyến khích cộng đồng cam kết bảo vệ di sản; góp phần bảo vệ, lưu giữ di sản; phát huy tính sáng tạo, tính tự tôn của cộng đồng dân cư và cá nhân chủ thể đang nắm giữ, thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

- Danh mục kiểm kê tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng di sản văn hóa phi vật thể nhằm bảo vệ và phát huy giá trị trong đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

2. Yêu cầu

- Nhận diện, đánh giá được thực trạng các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đặt mối quan hệ của các di sản văn hóa phi vật thể trong điều kiện hoàn cảnh mới.

- Công tác kiểm kê phải được thực hiện đúng quy trình, thông tin thu thập phải chính xác, trung thực, đúng đối tượng và được thể hiện đúng theo các mẫu phiếu kiểm kê. Hồ sơ kiểm kê phải thống nhất, khoa học, được lưu trữ tại các cơ quan theo đúng quy định.

- Quá trình kiểm kê có sự tham gia của các nhà quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa, đặc biệt là các nghệ nhân, cộng đồng, những chủ thể văn hóa, người nắm giữ và đang thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương.

- Căn cứ vào kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu cho UBND tỉnh có những giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất được các di sản văn hóa phi vật thể và lộ trình lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI KIỂM KÊ

1. Đối tượng kiểm kê

Căn cứ vào hệ thống những di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, tiếp tục triển khai công tác kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và điều kiện thực tế của tỉnh, tập trung kiểm kê những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và ưu tiên kiểm kê di sản có nguy cơ mai một trên địa bàn tỉnh, cụ thể gồm 07 đối tượng theo quy định của Thông tư:

1.1. Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam.

1.2. Ngữ văn dân gian, bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết.

1.3. Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác.

1.4. Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác.

1.5. Lễ hội truyền thống.

1.6. Nghề thủ công truyền thống.

1.7. Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

2. Phạm vi kiểm kê

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ