Nghị quyết 149/2010/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VII, kỳ họp thứ 29 ban hành
Số hiệu | 149/2010/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 10/12/2010 |
Ngày có hiệu lực | 20/12/2010 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký | Đào Nghĩa Nghiêm |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/2010/NQ-HĐND |
Rạch Giá, ngày 10 tháng 12 năm 2010 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI CHÍN
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010
của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban
hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ
2010 - 2015;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Báo cáo thẩm tra số 71/BC-BVHXH ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Ban Văn hóa - Xã
hội và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 125/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung cụ thể sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52% trở lên, trong đó lao động qua đào tạo nghề 43%; năm 2020 đạt 66% trở lên, trong đó lao động qua đào tạo nghề 58%. Đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và giải quyết các vần đề về an sinh xã hội.
Hàng năm toàn tỉnh tổ chức đào tạo cho khoảng 32.000 người trở lên, trong đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn khoảng 30.000 người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã khoảng 2.000 người trở lên.
2. Mục tiêu cụ thể
* Giai đoạn 2011 - 2015 dạy nghề cho 173.882 lao động, trong đó:
- Học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 92.991 lao động;
- Học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: 70.891 lao động;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 10.000 lượt người trở lên.
* Giai đoạn 2016 - 2020 dạy nghề cho: 195.257 lao động, trong đó:
- Học nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 84.257 lao động;
- Học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: 75.000 lao động;
- Học nghề làm việc tại các khu đô thị và khu công nghiệp: 26.000 lao động;
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 10.000 lượt người trở lên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học, trong đó các đối tượng ưu tiên học nghề:
- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa là 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định); hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày thực học; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên;
- Lao động nông thôn thuộc diện có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo (hộ cận nghèo) được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa là 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định); hỗ trợ tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày thực học;
- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa là 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định);
- Cán bộ chuyên trách Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.
1. Nghề nông nghiệp