Nghị quyết 13/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 13/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 20/12/2013
Ngày có hiệu lực 01/01/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Tiến Thành
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2013/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11/11/2013 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;

Trên cơ sở xem xét các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các cơ quan hữu quan, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013

Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước suy giảm, thời tiết không thuận lợi tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân, song với sự quan tâm của trung ương, sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự đoàn kết, đồng thuận, nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, của cán bộ, quân và dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế tăng trưởng đạt trên 10%; các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch có bước phát triển; văn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác đối ngoại và hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm đẩy mạnh; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có tiến bộ.

Tuy vậy, vẫn còn một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch đề ra; thu hút đầu tư có cố gắng, nhưng hiệu quả còn thấp; tiến độ một số công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhất là các dự án lớn còn chậm; nợ xây dựng cơ bản còn lớn. Dịch vụ du lịch có bước phát triển mạnh, số lượt khách tăng cao nhưng doanh thu du lịch tăng chưa tương xứng. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, du lịch, môi trường và các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản còn hạn chế; tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa phương chưa được khắc phục gây bức xúc trong nhân dân. Công tác nắm tình hình, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số đơn vị có lúc, có việc chưa kịp thời, thời gian giải quyết kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Tình trạng nghiện hút ma tuý còn diễn biến phức tạp.

Điều 2. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014

1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất xác định mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 như sau:

a) Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách đã ban hành; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, xã hội; giảm nghèo vững chắc, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả và mở rộng công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2014

1

Tốc độ tăng trưởng GDP (giá cố định 2010)

%

9,8

2

Tốc độ tăng GTSX (giá cố định 2010)

 

 

 

+ Công nghiệp - Xây dựng

%

13,0

 

Trong.đó: Công nghiệp

%

14,0

 

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản

%

2,0

 

+ Dịch vụ

%

9,5

3

Cơ cấu kinh tế trong GDP:

 

 

 

+ Công nghiệp - xây dựng

%

43,17

 

+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

%

13,52

 

+ Dịch vụ

%

43,31

4

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành)

Triệu đồng

37,0

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

19.000

6

Sản lượng lương thực có hạt

Vạn tấn

50

7

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

2.760

8

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

600

9

Khách du lịch

Nghìn lượt

4.800

 

Trong đó: Khách lưu trú

Nghìn lượt

275

10

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

%

 

 

+ Mầm non

%

65,6

 

+ Tiểu học (mức độ II)

%

36,0

 

+ THCS

%

69,0

 

+ THPT

%

29,6

11

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

%

14,6

12

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề

%

38,0

13

Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí 2010)

%

<5

14

Tỷ lệ dân số dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh

 

 

 

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

89

 

Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch

%

97

2. Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

a) Về phát triển công nghiệp

Tập trung thực hiện các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp về vốn, công nghệ, thị trường. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, nhất là đối với các sản phẩm công nghiệp chủ lực; ổn định sản xuất các sản phẩm như phân đạm, kính xây dựng, lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử... Từng bước hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Trong đó chú trọng khu công nghiệp Phúc Sơn để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển sản xuất tập trung đối với các nhà máy công nghiệp sạch, công nghệ cao. Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, các dự án đã cấp phép đầu tư.

b) Về phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, xây dựng nông thôn mới

- Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục duy trì ổn định diện tích lúa, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao đạt trên 40% tổng diện tích gieo cấy hàng năm. Triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao; củng cố và phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy kinh tế trang trại; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ khâu nuôi trồng. Tổ chức quản lý, bảo vệ, khuyến khích đầu tư phát triển rừng sản xuất theo hướng thâm canh và hiệu quả. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, dịch vụ ở nông thôn gắn với thị trường tiêu thụ. Hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển huyện Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào "toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ các công trình thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu năm 2014, mỗi huyện có ít nhất 2 xã được công nhận xã nông thôn mới.

c) Phát triển các ngành dịch vụ

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ du lịch; tăng cường quảng bá, xúc tiến, liên kết với các tỉnh, thành phố để phát triển du lịch, tiếp tục tập trung vận động, quảng bá để UNESCO công nhận quần thể Danh thắng Tràng An là di sản thế giới. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch, thu hút khách từ các thị trường có tiềm năng chi tiêu du lịch cao; thực hiện các giải pháp tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần tăng thu cho ngân sách.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, phát triển thương mại bán buôn, bán lẻ và nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Phát triển tiểu thủ công nghiệp các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

d) Về tài chính, ngân hàng

Thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn một cách vững chắc, có tính khả thi cao; đảm bảo thu đúng, thu đủ, chống dây dưa, trốn, lậu thuế. Chi ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối với khả năng huy động, đảm bảo kịp thời chi thường xuyên và cơ bản hợp lý cho chi đầu tư phát triển. Kiểm soát lãi suất để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

- Rà soát các chính sách tỉnh đã ban hành đang có hiệu lực để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bãi bỏ các chính sách không có hiệu quả.

[...]