Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Nghị quyết 104/NQ-HĐND năm 2021 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 104/NQ-HĐND
Ngày ban hành 10/12/2021
Ngày có hiệu lực 10/12/2021
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Hồng Quảng
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022 TỈNH NINH BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

Trên cơ sở xem xét các Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 tỉnh Ninh Bình, cụ thể như sau:

1. Mục tiêu chung

a) Tiếp tục quyết tâm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, tập trung tận dụng tối đa cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

b) Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; rà soát tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách. Phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy gắn với thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao và đóng góp lớn cho ngân sách. Huy động mọi nguồn lực để thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, có sức lan tỏa cao nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế.

c) Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hình thức sản xuất tiên tiến gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; từng bước phát triển vùng kinh tế ven biển. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

d) Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Ninh Bình. Quản lý chặt chẽ đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó hiệu quả biến đổi khí hậu.

đ) Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật ở các ngành, các cấp; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí; củng cố quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

TT

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2022

1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) theo giá so sánh 2010

7%

2

Cơ cấu GRDP (theo giá hiện hành)

 

-

Công nghiệp - xây dựng

47,5%

-

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

12,0%

-

Dịch vụ

40,5%

3

GRDP bình quân đầu người

76,3 tr.đồng

4

Vốn đầu tư toàn xã hội

27 nghìn tỷ đồng

5

Giá trị sản xuất/ha canh tác

148 tr.đồng

6

Thu ngân sách trên địa bàn

20.018 tỷ đồng

7

Kim ngạch xuất khẩu

2,8 tỷ USD

8

Khách du lịch

2,5 tr.lượt

-

Doanh thu

1.765 tỷ đồng

9

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

 

-

Mầm non

97,4%

-

Tiểu học mức độ 2

78,6%

-

THCS

99,3%

-

THPT

69,2%

10

Trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (thể thấp còi)

Mức giảm 0,5%

11

Tỷ lệ bao phủ BHYT

91%

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

68%

13

Tỷ lệ hộ nghèo(1)

---

14

Xây dựng nông thôn mới

Công nhận thêm 02 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã NTM nâng cao; 03 xã NTM kiểu mẫu; huyện Nho Quan đạt chuẩn NTM; thành phố Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

15

Tỷ lệ đô thị hóa

26,5%

3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu

Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 trong báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

a) Bám sát quan điểm phát triển theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 để triển khai thực hiện. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung được đề ra trong chương trình công tác toàn khoá của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

b) Tiếp tục tập trung thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế của tỉnh một cách đồng bộ, toàn diện gắn với phát triển các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

c) Thực hiện hiệu quả 3 trọng tâm: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; huy động mọi nguồn lực xã hội; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt; thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển của khu vực ngoài ngân sách Nhà nước. Triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

d) Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, lập điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu trong quy hoạch chung đô thị làm cơ sở hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, gắn với đổi mới cơ chế chính sách quản lý và điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

đ) Tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân; bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tiếp tục củng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

e) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tập trung xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số gắn với bảo đảm an toàn và an ninh mạng; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI).

4. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

a) Về phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

- Tập trung chỉ đạo thực hiện các công trình được xác định là mũi nhọn, cần ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển như: Các Dự án của Tập đoàn ô tô Thành Công đầu tư trên địa bàn tỉnh; triển khai quy hoạch và thu hút đầu tư thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; Dự án tổ hợp shophouse kết hợp thương mại, dịch vụ và công viên vui chơi giải trí hai bờ sông Vân.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy gắn với thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và đóng góp ngân sách lớn. Tập trung hoàn thiện quy hoạch, huy động nguồn lực, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới sớm tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án có giá trị sản xuất lớn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh... Trong năm 2022, tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng thêm 30ha Khu công nghiệp Gián Khẩu để phục vụ thu hút các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử và sản phẩm phụ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, điện tử.

[...]