Nghị quyết 104/2020/QH14 về gia nhập Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức do Quốc hội ban hành

Số hiệu 104/2020/QH14
Ngày ban hành 08/06/2020
Ngày có hiệu lực 08/06/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Nguyễn Thị Kim Ngân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 104/2020/QH14

Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

GIA NHẬP CÔNG ƯỚC SỐ 105 CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13;

Theo đề nghị của Chủ tịch nước tại Tờ trình số 03/TTr-CTN ngày 20 tháng 4 năm 2020 về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức;

Sau khi xem xét Báo cáo thuyết minh số 170/BC-CP ngày 27 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 4683/BC-UBĐN14 ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Gia nhập điều ước quốc tế

Gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức (sau đây gọi tắt là Công ước số 105) được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1957 tại Geneva, Thụy Sỹ. Toàn văn bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của Công ước số 105 tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Áp dụng điều ước quốc tế

Áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Công ước số 105.

Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế

1. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Công ước số 105; phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Công ước số 105; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Công ước số 105 và những nội dung liên quan để tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.

2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đối ngoại về việc gia nhập Công ước số 105 và thông báo thời điểm Công ước số 105 có hiệu lực đối với Việt Nam.

Điều 4. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2020.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

Epas: 40419

PHỤ LỤC

CÔNG ƯỚC SỐ 105 VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC (1957)
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2020/QH14 của Quốc hội ngày 08 tháng 6 năm 2020)

Lời nói đầu

Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế,

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động Quốc tế triệu tập tại Geneva ngày 05 tháng 6 năm 1957, trong kỳ họp thứ bốn mươi, và

Sau khi đã xem xét vấn đề lao động cưỡng bức là vấn đề thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và

Sau khi đã ghi nhận những quy định của Công ước về Lao động cưỡng bức, năm 1930, và

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ