Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2020

Số hiệu 04/2012/NQ-HĐND
Ngày ban hành 19/07/2012
Ngày có hiệu lực 22/07/2012
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Vũ Hồng Bắc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ- CP việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 26/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2020; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012 - 2020, gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm: Phát triển kinh tế gắn với phát triển nhân lực và lấy phát triển nhân lực là động lực cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Phát triển nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Mở rộng quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo phát triển nhân lực, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển nhân lực có trình độ cao của các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực trong từng giai đoạn phát triển đối với ngành, lĩnh vực mà tỉnh Thái Nguyên có lợi thế so sánh. Nâng cao chất lượng nhân lực, phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người để cải thiện chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đưa nhân lực trở thành lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm yêu cầu nhân lực để tỉnh Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020.

- Tạo nguồn nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, có năng lực tự học cao, có khả năng thích ứng trong các môi trường làm việc; từng bước xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế.

- Giữ vững vai trò Thái Nguyên là một trong ba trung tâm đào tạo nhân lực có chất lượng cao của cả nước.

b) Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao trình độ học vấn làm tiền đề cho đào tạo nhân lực. Trước năm 2020, dân số trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 21 tuổi đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học là 90% ở khu vực thành phố, thị xã và 80% ở khu vực nông thôn.

- Về đào tạo nhân lực:

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt mức 55% và đến năm 2020 đạt 70%.

+ Xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật theo 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Tăng quy mô số người tuyển mới dạy nghề và tham gia học nghề hàng năm khoảng trên 8% để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 70%. Đảm bảo đào tạo cho 100% người lao động thất nghiệp có nhu cầu đào tạo nghề mới hoặc đào tạo nâng cao để tìm kiếm việc làm mới.

+ Tăng số sinh viên đại học, cao đẳng là người dân Thái Nguyên lên khoảng 400 sinh viên/10.000 dân vào năm 2020. Tổ chức đào tạo kỹ sư thực hành với cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh.

- Về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở có đủ số lượng và cơ cấu hợp lý, có tính kế thừa và phát triển; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Cụ thể:

+ Đến 2015: toàn tỉnh có 31.300 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khoảng 15.000 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm khoảng 48% so với tổng số. Đến 2020: toàn tỉnh có 38.500 cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, khoảng 22.000 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm khoảng 57% so với tổng số.

+ Giai đoạn 2012 - 2015 có khoảng 20% cán bộ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Giai đoạn 2016 - 2020 có khoảng 15% cán bộ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

- Về xây dựng mạng lưới đào tạo nhân lực.

[...]