Công văn số 670/BNN-TCCB ngày 26/03/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn

Số hiệu 670/BNN-TCCB
Ngày ban hành 26/03/2003
Ngày có hiệu lực 26/03/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Đẳng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 670/BNN-TCCB
V/v hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2003

Kính gửi: UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn như nhau:

I. MỤC TIÊU VÀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

1. Mục tiêu đào tạo:

Trang bị người học các kiến thức và kỹ năng nghề nhất định về các ngành nghề nông thôn, giúp họ tạo việc làm mới, phát triển làng nghề, phát triển các Điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp.

2. Ngành nghề đào tạo:

Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn của Thủ tướng Chính phủ thì ngành nghề nông thôn bao gồm:

a. Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn:

- Chế biến bảo quản  nông, lâm, thuỷ sản;

- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ nông thôn;

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

b. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

c. Xây dựng , vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

1. Trình độ đào tạo:

- Bán lành nghề: người học được trang bị một số kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, công việc của trình độ lành nghề (thời gian đào tạo dưới 1 năm).

- Lành nghề: người học được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp (thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm).

- Người học tốt nghiệp được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

2. Nội dung đào tạo hướng vào việc giúp cho người được đào tạo tự tạo ra được việc  làm cho mình và cho người khác, nâng cao kỹ năng tay nghề về ngành nghề nông thôn cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, pháp luật cho chủ hộ, chủ cơ sở ngành nghề nông thôn. Bồi dưỡng trình độ sư phạm cho những người truyền nghề, nghệ nhân ở nông thôn.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

1. Thanh niên nông thôn có trình độ văn hoá Phổ thông trung học hoặc Phổ thông cơ sở;

2. Các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở ngành nghề nông thôn. Ưu tiên đào tạo và sử dụng lao động đối với những hộ gia định mà Nhà nước thu hồi đất để phát triển ngành nghề, lao động là người địa phương.

3. Cán bộ Tổ, nhóm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, chủ trang trại, cán bộ khuyến công Huyện, Xã.

4. Cán bộ trong các tổ chức xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc.

IV. HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN:

1. Các trường dạy nghề Nhà nước thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các trường thuộc địa phương có nghề đào tạo phù hợp có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo hệ chính quy, ưu tiên tuyển sinh theo địa chỉ các làng nghề. Đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng, tuỳ theo từng loại nghề và mức độ tinh xảo của sản phẩm, theo hình thức chuyển giao công nghệ tại xã, phường, làng nghề, tổ hợp tác.

2. Tùy Điều kiện và khả năng của từng địa phương, mỗ, Huyện có thể lập một trung  tâm dạy nghề truyền thống của địa phương.

3. Các trường mỹ thuật công nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy về thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm các mặt hàng tối thiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Đào tạo một số thợ giỏi để tạo ra mẫu mã mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, tổ chức, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động.

[...]