Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư

Số hiệu 56/2005/NĐ-CP
Ngày ban hành 26/04/2005
Ngày có hiệu lực 18/05/2005
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********

Số : 56/2005/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2005

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy sản,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về nội dung, tổ chức, chính sách khuyến nông, khuyến ngư. 

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ nông, nghề muối, chế biến, bảo quản nông, lâm sản, muối, ngành nghề nông thôn và khuyến ngư trong lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến thuỷ sản (sau đây gọi chung là khuyến nông, khuyến ngư trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản).

3. Nông dân, diêm dân, ngư dân, hộ gia đình, công nhân nông - lâm trường, chủ trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, thủy sản, muối, ngành nghề nông thôn (sau đây gọi chung là người sản xuất) được áp dụng các chính sách về khuyến nông, khuyến ngư theo quy định của Nghị định này.

4. Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư liên quan đến các chương trình, dự án, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tuân theo chương trình, dự án, điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Mục tiêu của khuyến nông, khuyến ngư

1. Nâng cao nhận thức về chủ chương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh cho người sản xuất.

2. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến nông, khuyến ngư.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông, khuyến ngư

1. Xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.

2. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau.

3. Xã  hội hóa hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

4. Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất.

5. Các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hoá phục vụ cho yêu cầu xuất khẩu.

Điều 4. Thông tin, tuyên truyền

1. Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến  điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.

2. Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác.

Điều 5. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

1. Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.

2. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

3. Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước. 

Điều 6. Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ

1. Xây dựng các mô hình trình diễn về  tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.

2. Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.

3. Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng.

[...]