Thông tư 01/2007/TT-BTS hướng dẫn Nghị định 56/2005/NĐ-CP về khuyến nông, khuyến ngư do Bộ Thuỷ sản ban hành

Số hiệu 01/2007/TT-BTS
Ngày ban hành 22/01/2007
Ngày có hiệu lực 23/02/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Thuỷ sản
Người ký Nguyễn Việt Thắng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2007/TT-BTS

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2007

 

THÔNG TƯ

SỐ 01/2007/TT-BTS CỦA BỘ THỦY SẢN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2005/NĐ-CP NGÀY 26/4/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN NGƯ

Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 02/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư;
Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công tác khuyến ngư như sau
:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức khuyến ngư.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp khuyến ngư và chính sách khuyến ngư thực hiện theo Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 06/4/2006.

3. Hoạt động khuyến ngư bao gồm các lĩnh vực: thông tin tuyên truyền: bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ: tư vấn và dịch vụ: hợp tác quốc tế về khuyến ngư.

4. Tổ chức tư vấn và dịch vụ khuyến ngư theo Điều 7 Nghị định số 56/2005/NĐ-CP là tổ chức thực hiện phổ biến kỹ thuật, quản lý, cung cấp thông tin về chi phí, giá cả, khả năng tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân, nông dân và phổ biến rộng rãi những tiến bộ khoa học kỹ thuật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thành lập theo quy định của pháp luật;

5. Mô hình khuyến ngư công nghệ mới là mô hình công nghệ phát triển thủy sản, trước đó chưa có để đi tắt đón đầu về khoa học công nghệ;

6. Mô hình khuyến ngư công nghệ cao là mô hình có trình độ công nghệ tiến tiến cho năng suất, hiệu quả cao hơn hẳn công nghệ truyền thông và bảo đảm phát triển bền vững.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ TỔ CHỨC KHUYẾN NGƯ

1. Nội dung hoạt động khuyến ngư

1.1. Thông tin tuyên truyền.

a) Thông tin thị trường bao gồm: sự biến động cung, cầu của hàng hóa trên thị trường trong, ngoài nước; thông tin biến động giá cả và vận chuyển hàng hóa; công nghệ sản xuất và hệ thống quy chuẩn chất lượng sản phẩm; các văn bản pháp luật thương mại; kết quả đàm phán ký kết thương mại; thông tin sản xuất, tiếp thị; thông tin dự báo về ngư trường; xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa (tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ của hàng hóa); sự phát triển của thị trường thủy sản trong điều kiện tự do hóa thương mại;

b) Thông tin đại chúng bao gồm: xây dựng kênh, chương trình, chuyên mục, trang tin khuyến ngư trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo Trung ương, địa phương; trang Web, hộp thư điện tử khuyến ngư (có sự tham gia của các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo, các doanh nghiệp thủy sản, nông ngư dân sản xuất giỏi, các tổ chức và cá nhân hoạt động khuyến ngư);

c) Thông tin về văn bản quy phạm pháp luật trong ngành Thủy sản bao gồm: các quy định về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, kiểm soát dịch bệnh, sử dụng hóa chất, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản;

d) Xuất bán các ấn phẩm khuyến ngư dưới nhiều hình thức đa dạng như tạp chí, tờ tin, tờ rơi, tranh ảnh, áp phích, băng, đĩa, sổ tay, sách kỹ thuật, danh bạ địa chỉ khuyến ngư phục vụ nhu cầu của từng đối tượng hộ nông ngư dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

1.2. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo.

a) Xây dựng tài liệu khuyến ngư bồi dưỡng nâng cao về kiến thức kỹ thuật, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, kỹ năng tiếp thị và phổ biến kiến thức pháp luật cho nông ngư dân;

b) Tổ chức các lớp dạy nghề cho ngư dân;

c) Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho cán bộ khuyến ngư.

1.3. Xây dựng mô hình khuyến ngư và chuyển giao công nghệ thủy sản.

a) Tổng kết các mô hình có kết quả tốt về: nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, lưu thông, tiếp thị để tuyên truyền nhân ra diện rộng;

b) Xây dựng các loại mô hình khuyến ngư cho hộ nông ngư dân, hộ trang trại, chủ doanh nghiệp thủy sản, nhà nông ở đô thị;

c) Xây dựng các loại mô hình khuyến ngư áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao ở các mức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ sản xuất và sinh thái từng vùng;

1.4. Tư vấn và cung cấp dịch vụ, thúc đẩy sản xuất.

Cán bộ khuyến ngư tư vấn cho nông, ngư dân về chính sách, pháp luật, xây dựng đề án sản xuất, lựa chọn trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ và quản lý sản xuất, cung cấp thông tin thị trường, vật tư, con giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh, xúc tiến thương mại, giải pháp bảo vệ môi trường.

1.5. Hợp tác quốc tế.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ