Nghị định 54/1999/NĐ-CP về việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

Số hiệu 54/1999/NĐ-CP
Ngày ban hành 08/07/1999
Ngày có hiệu lực 23/07/1999
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Đầu tư,Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 54/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ BẢO VỆ AN TOÀN LƯỚI ĐIỆN CAO ÁP 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Nghị định này quy định việc bảo vệ an toàn lưới điện cao áp nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng.

2. Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân.

Điều 2. Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. ''Lưới điện cao áp" là hệ thống các công trình đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, đường cáp điện đi nổi, trạm điện có điện áp danh định từ 1000V trở lên.

2. "Bộ phận công trình lưới điện" là các thiết bị, phụ kiện được lắp đặt trên lưới điện và các kết cấu kiến trúc, xây dựng để phục vụ việc truyền tải và phân phối điện như: dây điện, cột điện, xà, vật cách điện, hệ thống tiếp đất, móng cột, dây néo cột, kè, ụ đất bảo vệ chân cột, mương, rãnh thoát nước của trạm điện, hàng rào trạm điện, thiết bị điện, cáp điện, hệ thống thiết bị thông tin, mương cáp, cột mốc, biển báo an toàn điện và các bộ phận phụ trợ khác.

3. "Dây trần" là dây dẫn điện chuyên dùng không bọc lớp cách điện.

4. "Dây bọc" là dây dẫn diện chuyên dùng được bọc lớp cách điện.

5. ''Cáp điện" là dây dẫn điện chuyên dùng được bọc cách điện tiêu chuẩn theo từng cấp điện áp.

6. "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện" là khoảng không gian lưu không được quy định về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.

Mỗi công trình lưới điện đều có hành lang bảo vệ an toàn quy định tại các điều 6, 12, 14 của Nghị định này.

7. "Phạm vi bảo vệ" gồm công trình lưới điện và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

8. "Đơn vị quản lý lưới điện cao áp có thẩm quyền" là tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Khi thiết kế, xây dựng công trình lưới điện cao áp và các công trình khác có liên quan đến công trình lưới điện cao áp tổ chức, cá nhân phải tuân theo mọi quy định trong Nghị định này.

Điều 4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm vào phạm vi bảo vệ công trình lưới điện cao áp gây mất an toàn lưới điện, gây nguy hiểm cho người, thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Điều 5.

1. Các phương tiện bay khi bay gần các công trình lưới điện phải bảo đảm khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện không nhỏ hơn 100 m và cấm thả bất kỳ vật gì có khả năng gây hư hại đến công trình lưới điện. Trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ đặc biệt quốc phòng, an ninh hoặc sử dụng để phục vụ công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện thì phải tuân theo quy định của Bộ Công nghiệp (có sự tham gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam).

2. Khi hoàn thành xây dựng công trình lưới điện cao áp có điện áp từ 220 KV trở lên chủ đầu tư công trình phải thông báo với Tổng cục Địa chính thể hiện kịp thời tuyến đường dây lên bản đồ địa chính để người điều khiển phương tiện bay biết khi làm nhiệm vụ.

Chương 2:

ĐƯỜNG DÂY DẪN ĐIỆN TRÊN KHÔNG

Điều 6.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ