Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Thông tư 06/2006/TT-BCN hướng dẫn Nghị định 106/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp do Bộ Công Nghiệp ban hành

Số hiệu 06/2006/TT-BCN
Ngày ban hành 26/09/2006
Ngày có hiệu lực 17/10/2006
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường
BỘ CÔNG NGHIỆP

****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:    06  /2006/TT-BCN

Hà Nội, ngày  26   tháng  9   năm 2006

 

THÔNG TƯ

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định tại Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp như sau:

1. Tăng cường các biện pháp an toàn về điện và về xây dựng đối với đoạn đường dây quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tiết diện của dây dẫn điện, dây chống sét không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:

Loại dây

Tiết diện tối thiểu (mm2)

Dây nhôm

70

Dây nhôm lõi thép và dây hợp kim nhôm

35

Dây thép, dây đồng

25

b) Hệ số an toàn của dây dẫn điện, dây chống sét không nhỏ hơn 2,5 và được tính theo công thức sau:

                                                          s

                            KAT     =                       

                                                   sCD

Trong đó:

- KAT  là hệ số an toàn;

- s là ứng suất kéo đứt dây;

- sCD là ứng suất căng dây theo tính toán thực tế.

c) Dây dẫn, dây chống sét không được có mối nối. Trường hợp dây dẫn có tiết diện từ 240mm2 trở lên được phép có một mối nối cho một dây trong một khoảng cột;

d) Cách điện phải bố trí kép bằng hai vật cách điện cùng chủng loại và đặc tính kỹ thuật. Dây dẫn, dây chống sét nếu mắc trên cách điện kiểu treo phải sử dụng khoá đỡ kiểu cố định.

Hệ số an toàn của cách điện: ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,7; ở chế độ nhiệt độ trung bình năm khi không có gió không nhỏ hơn 5,0; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,8.

Hệ số an toàn của phụ kiện: ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,5; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,7.

Riêng hệ số an toàn của chân cách điện đứng ở chế độ làm việc bình thường không nhỏ hơn 2,0; ở chế độ sự cố không nhỏ hơn 1,3;

đ) Cột phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép. Hệ số an toàn của cột, xà  móng cột không nhỏ hơn 1,2;

e) Không được vận hành quá tải đoạn đường dây này.

2. Ống bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là ống nhựa cứng hoặc ống bằng kim loại.

3. Tiêu chuẩn kỹ thuật và mục đích sử dụng dây bọc

a) Là dây dẫn điện chuyên dùng cho đường dây trên không, có vỏ bọc ngoài chịu được điện áp pha của cấp điện áp sử dụng;

b) Dây bọc phải mắc trên vật cách điện như đối với dây trần;

c) Dây bọc được sử dụng nhằm mục đích giảm chiều rộng hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp (sau đây gọi tắt là hành lang an toàn), giảm số lượng cây xanh phải chặt tỉa khi xây dựng, vận hành công trình lưới điện.

4. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 106/2005/NĐ-CP được quy định tại TCVN 5661-1992 Phân cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa, cụ thể như sau:

Cấp đường thuỷ

Chiều cao tĩnh không (m)

I

12

II

11

III

9

IV

8

V

8

VI

8

5. Cây trong trường hợp đặc biệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 106/2005/NĐ-CP là cây có giá trị lịch sử, văn hoá, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận bằng văn bản và phải bảo đảm các yêu cầu sau:

[...]