Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 3647/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động của Thành phố thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016

Số hiệu 3647/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2016
Ngày có hiệu lực 12/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Trần Vĩnh Tuyến
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3647/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2016

Thực hiện Thông báo kết luận số 264-TB/TW ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Kết luận số 107-KL/TW ngày 10 tháng 4 năm 2015 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Quyết định số 5839/QĐ-BCT ngày 19 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng năm, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức kết, đánh giá kết quả thực hiện và rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hành động trong năm tiếp theo.

Căn cứ Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (sau đây gọi là Cuộc vận động) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và kết quả 05 năm (2011 - 2015) triển khai thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Nay, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố năm 2016 với mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và phân công tổ chức thực hiện như sau:

I. Mục tiêu

Một là, tiếp tục thúc đẩy 5 nhóm giải pháp thuộc Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố đi vào chiều sâu nhằm phát huy kết quả tích cực và khắc phục các hạn chế, tồn tại qua tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động.

Hai là, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố để đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tới.

Ba là, nâng cao trách nhiệm của Sở Công Thương với vai trò là cơ quan thường trực của Thành phố trong việc thực hiện Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành triển khai các giải pháp thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

II. Nhiệm vụ trọng tâm

Một là, Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố nhằm thúc đẩy triển khai thực hiện Cuộc vận động trong thời gian tới.

Hai là, Tiếp tục đẩy mạnh triển khai 05 nhóm giải pháp thuộc Chương trình hành động của Thành phố về Cuộc vận động trên địa bàn Thành phố đi vào chiều sâu nhằm phát huy kết quả tích cực và khắc phục các hạn chế, tồn tại qua 05 năm thực hiện Chương trình.

Ba là, Đổi mới phương pháp và triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động phù hợp với tình hình, định hướng phát triển kinh tế - hội, hội nhập quốc tế của Thành phố và cả nước thông qua các Chương trình, Đề án của Thành phố đã được phê duyệt.

Bốn là, Kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của Ban Chỉ đạo trong xây dựng và triển khai Cuộc vận động; tiếp tục nâng cao trách nhiệm của Sở Công Thương với vai trò là cơ quan thường trực của Thành phố trong việc thực hiện Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành triển khai các giải pháp thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. Các sở - ban ngành và cơ quan, đơn vị liên quan

Quán triệt đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung Cuộc vận động và Chương trình hành động của Thành phố; xây dựng và triển khai kế hoạch với các giải pháp cụ thể, phù hợp để hưởng ứng Cuộc vận động và thực hiện Chương trình hành động của Thành phố; kịp thời báo cáo kết quả, những vướng mắc trong quá trình thực hiện và gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

3.2. Sở Công Thương

Là cơ quan thường trực của Chương trình hành động của Thành phố; có nhiệm vụ theo dõi tiến độ, đôn đốc và tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động; định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6 hàng năm) và 1 năm (trước ngày 25 tháng 12 hàng năm) báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và kịp thời đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình hành động.

Triển khai hiệu quả Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; Phối hợp, triển khai các hoạt động, Chương trình, Đề án của Thành phố mang tính đa dạng, phong phú, sáng tạo, thiết thực như Chương trình Xúc tiến Thương mại, Kết nối cung cầu, Bình ổn thị trường, Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, Chương trình Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Kế hoạch hành động của Thành phố thực hiện Chiến lược xuất khẩu hàng hóa, Đề án Phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025... tạo hiệu ứng lan tỏa, tích cực từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành trong cả nước, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ hàng Việt Nam trên địa bàn, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội trên địa bàn.

Triển khai Chương trình Khảo sát thực trạng về hoạt động, sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam và nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá đúng thực trạng phát triển thị trường trên địa bàn Thành phố và cả nước để bổ sung, điều chỉnh các giải pháp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tập trung rà soát, củng cố và đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố; đa dạng hóa các loại hình phân phối và xây dựng các kênh phân phối văn minh, hiện đại đối với hàng Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; rà soát, đề xuất bổ sung và điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại, tạo điều thuận lợi cho lưu thông hàng hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

Đẩy mạnh tổ chức các hội chợ triển lãm, phiên chợ hàng Việt, công tác bán hàng lưu động trên địa bàn, đặc biệt tại các quận ven, huyện ngoại thành; tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, xí nghiệp đông công nhân..., nhằm đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng; tích cực rà soát, giới thiệu mặt bằng, địa đim đdoanh nghiệp khảo sát, lựa chọn nhằm tăng tần suất, bố trí thời gian bán lưu động hợp lý để phục vụ nhân dân và công nhân.

Xây dựng và triển khai Chương trình Tháng khuyến mại hàng năm, hướng tới mở rộng quy mô, tần suất, đổi mới hình thức, cơ chế tham gia để vận động tham gia và tích cực thực hiện nhiều Chương trình khuyến mãi, Chương trình khuyến mại trực tuyến, giảm giá sâu đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết, góp phần kích thích tiêu dùng và hỗ trợ người thu nhập thấp mua sắm.

Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam gắn với quản chất lượng và an toàn thực phẩm; tập trung, ưu tiên hỗ trợ các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGap, GlobalGap...; Xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn, liên kết chặt chẽ, lưu thông hàng hóa hiệu quả xuyên suốt từ hoạt động nuôi trồng, sản xuất đến hoạt động phân phối nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giảm chi phí trung gian, giá thành sản phẩm.

Đa dạng và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng, hình thành các liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp phân phối, giữa phân phối và sản xuất, tăng cường liên kết nội bộ, liên kết vùng để hình thành và phát triển chuỗi cung ứng, phân phối có vai trò dẫn đất và điều tiết thị trường.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tiếp cận và mở rộng thị trường một cách thường xuyên thông qua việc tham gia Hội chợ, phiên chợ, triển lãm trong và ngoài nước, tiếp thị qua mạng internet, đặt văn phòng đại diện. Tập trung nguồn lực xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn và các thị trường mang tính đột phá, mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng hiện diện của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước.

Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng và doanh nghiệp; tăng cường thông tin, phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các cơ chế, chính sách của Thành phố đhỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm …… Thường xuyên tổ chức các các hoạt động tiếp xúc, nắm bắt và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là khó khăn về vốn, mặt bằng và đổi mới công nghệ để kịp thời tháo gỡ.

[...]