Kế hoạch 47/KH-UBND năm 2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn (2012-2015) do tỉnh Bắc Giang ban hành

Số hiệu 47/KH-UBND
Ngày ban hành 21/09/2012
Ngày có hiệu lực 21/09/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Nguyễn Văn Linh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/KH-UBND

Bắc Giang, ngày 21  tháng 9  năm 2012

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ -  XÃ HỘI CÁC XÃ, THÔN BẢN VÙNG ĐỒNG BẰNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

Căn cứ Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị định số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 05/2011/NQ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và 05 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015;

Căn cứ thông báo kết luận số: 107/TB-UBND Thông báo kết luận phiên hợp UBND tỉnh tháng 8 năm 2012;

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 – 2015 với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo một cách bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc với các vùng khác trong tỉnh, giữa các dân tộc trên địa bàn.

- Huy động và thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội toàn diện vùng dân tộc thiểu số để từng bước đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo vững chắc về quốc phòng, an ninh.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị từ tỉnh xuống cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng mục tiêu và nội dung của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị để thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp để triển khai tổ chức thực hiện các nội dung trong kế hoạch. Quá trình triển khai thực hiện phải bám sát các nội dung theo Kết luận số 26-KT/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Nghị định số 05/2011/NQ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 của Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII và 05 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm nghèo bền vững; tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo an ninh xã hội; nâng cao trình độ dân trí, tăng cường chất lượng dịch vụ công, bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng gia đình, xã, thôn bản văn hóa gắn với giữ gìn, phát công xã hội; xây dựng gia đình, thôn văn bản gắn với giữ gìn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt tại 06 xã khó khăn nhất của huyện lục Ngạn; các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trong vùng được đầu tư xây dựng đảm bảo tưới tiêu chủ động cho trên 75% diện tích trồng lúa nước;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng dân tộc thiểu số từ 40,8% năm 2011 xuống còn 25% năm 2015, bình quân hàng năm từ 3-4%;

- Trên 80% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- Cơ bản không còn nhà ở tạm bợ, dột nát;

- Trên 60% thôn, bản trong vùng dân tộc có nhà sinh hoạt cộng đồng;

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vùng dân tộc thiểu số bằng với mức bình quân chung của tỉnh;

- 100% các thôn, bản có điện ở khu dân cư và có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc

- Tập trung hơn nữa các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG, xây dựng cơ bản tập trung, vốn trái phiếu chỉnh phủ, hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương, vốn ODA, kêu gọi tài trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ngân sách địa phương và vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế để tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thiết yếu cho các xã, thôn bản vùng dân tộc thiểu số; làm tốt công tác duy tu bảo dưỡng kết hợp sửa chữa, nâng cấp, duy trì hoạt động các công trình đã được đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là công trình nước sinh hoạt tập trung.

[...]