Kế hoạch hành động 91/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2022
Ngày có hiệu lực 21/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Thương mại,Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH

Từ năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH), dẫn đến kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Ở trong nước, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh và lây lan nhanh trong năm 2021; những biện pháp phòng, chống dịch chưa có tin lệ được áp dụng đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và phát triển KTXH. Dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã bào mòn sức chống chịu của doanh nghiệp và người dân. Nhiều giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính sách riêng của Thành phố Hà Nội đã được thực hiện. Thành phố đã ban hành và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch: số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 về quy định tạm thời “Thích ng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; s246/KH-UBND ngày 01/11/2021 về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023, tập trung vào các giải pháp về an sinh xã hội; hỗ trợ cho vay, tạo việc làm phục hồi sản xuất kinh doanh cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công; đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất, đồng thời thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển... Kết quả, GRDP quý IV/2021 tăng 6,69% - đạt mục tiêu đề ra là từ 5,09-7,37% qua đó kéo GRDP năm 2021 tăng 2,92% - sát mức cao nhất của kịch bản tăng trưởng đề ra là từ 2,35-3,0% (cụ thể xem Phụ lục 1).

Năm 2022, tình hình quốc tế và trong nước dự báo có những thuận lợi và khó khăn đan xen thách thức, nhưng khó khăn và thách thức nhiều hơn, ngay từ đầu năm đã xuất hiện tình huống mới đó là chiến tranh tại Uc-rai-na. Chiến sự tại Uc-rai-na ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện và tiêu cực, trước mắt và lâu dài tới kinh tế, thương mại, tài chính, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cu; Thị trường tài chính - tiền tệ tiềm n nhiều rủi ro, áp lực lạm phát và nguy cơ của một cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu. Dịch bệnh COVID-19 có thể còn kéo dài; các nước đang điều chỉnh sang mô hình sống chung an toàn,vừa kiểm soát các đợt bùng phát dịch, vừa mở cửa trở lại nền kinh tế và khôi phục cuộc sống bình thường; Chính phủ đã ban hành Thông báo mở cửa với du lịch quốc tế từ ngày 15/3/2022 theo tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19; dự báo, khách du lịch quốc tế thời gian tới sẽ tăng mạnh trở lại.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) hằng năm và 5 năm 2021-2025. Quốc hội ban hành các nghị quyết về thí điểm mô hình chính quyền đô thị, thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đi với thành phố Hà Nội; Thành phố ban hành Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế... là những yếu tố thuận lợi giúp gia tăng khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải ngân vốn đầu tư công, thúc đy tăng trưởng kinh tế năm 2022 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021 tăng trưởng không hoàn thành kế hoạch đề ra và đạt mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm 2021-2025 (để đạt 7,5% thì liên tục 4 năm 2022-2025 phải tăng 8,6%).

Ngày 30/12/2021, Bộ Chính trị có Kết luận số 24-KL/TW về Chương trình phục hồi và phát và phát triển KTXH; Ngày 11/01/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; Ngày 30/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát trin KTXH và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Triển khai thực hiện Kết luận s24-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch hành động như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chng chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển KTXH hàng năm và 5 năm 2021-2025, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phòng chng dịch COVID-19 (2022-2023).

- Đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách, chỉ tăng bội chi ngân sách nhà nước để tăng chi đầu tư phát triển và bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước khi thực hiện giải pháp miễn, giảm thuế để hỗ trợ Chương trình; Kiểm soát tốt lạm phát.

- Các chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế có quy mô, nguồn lực đủ lớn; có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là người đứng đầu.

- Chính sách, giải pháp hỗ trợ: Phải khả thi, triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, thời gian thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, phục hồi và phát triển KTXH; nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh; trường hợp cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới thì thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn.

- Huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các địa bàn, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; Phải dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bng, công khai, minh bạch.

2. Mục tiêu

- Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đy các động lực tăng trưởng; Đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững; Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII từ 7,5-8,0%, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Đảm bảo các cân đối vĩ mô; Tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.

- Tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân.

- Phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Đối tượng, thời gian hỗ trợ

- Đối tượng hỗ trợ bao gồm:

+ Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

+ Các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nn kinh tế.

- Thời gian hỗ trợ: chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện các nhiệm vụ của Trung ương trên địa bàn Thành phố

1.1. Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

Các sở, ban, ngành của Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ ngành triển khai thực hiện:

a) Chương trình phòng chống dịch COVID-19 (2022-2023); Thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh;

[...]