Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 25/03/2022
Ngày có hiệu lực 25/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 25 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30/01/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẠC LIÊU VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 11/NQ-CP) và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (2022 - 2023) để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

- Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã. Thực hiện hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là người đứng đầu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

- Gắn kết chặt chẽ các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Tập trung các giải pháp giảm nghèo bền vững; tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động; chú trọng công tác giải quyết việc làm, đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chăm lo tốt hơn cho gia đình chính sách, người có công và đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP để góp phần đưa kinh tế của tỉnh sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế của cả nước; tiếp tục chủ động theo dõi, dự báo sát tình hình thực tiễn, quyết liệt hành động, tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra, coi kiểm soát dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức sản xuất trong trạng thái “bình thường mới” phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Phần đầu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2022 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

- Huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, trục lợi chính sách; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động cộng đồng doanh nghiệp và người dân về các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ; tuyệt đối không gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực đối với người dân, doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý những vướng mắc phát sinh và xin ý kiến nếu vượt thẩm quyền. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc, có biện pháp xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân gây khó khăn, nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp, trì trệ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.

II. MỤC TIÊU

- Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của giai đoạn 2021 - 2025 từ 10 - 11%/năm.

- Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHỤC HỒI KINH TẾ

- Tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (2022 - 2023), không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, chuẩn bị sẵn sàng, bảo đảm chủ động đối với mọi tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tập trung nâng cao năng lực điều trị, giảm các ca bệnh chuyển nặng và giảm tối đa các trường hợp tử vong do dịch Covid-19. Tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, y tế dự phòng ngay tại cơ sở, chú trọng nâng cao năng lực điều trị; tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế cấp xã được đầu tư, hỗ trợ.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp; phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong kiểm soát dịch bệnh và thực hiện chính sách. Chú trọng đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phát huy hiệu quả vai trò trách nhiệm của Tổ công tác đặc biệt của tỉnh về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

- Tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP nhằm sớm ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động với các tỉnh phía Nam trên nền tảng trực tuyến phục vụ công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp; nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính cho em” bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng: Hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện. Tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án các tuyến đường trọng điểm có tính liên kết vùng như: Tuyến đường liên kết vùng ĐT.980; đường Phước Long - Ba Đình; các dự án chống biến đổi khí hậu: kè chống ngập dọc Quốc lộ 1A, kè hai bên bờ sông thành phố Bạc Liêu,.... Phối hợp tốt với các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống trường học, bệnh viện và trạm y tế.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp; quyết liệt hơn trong việc cải thiện môi trường đầu tư, để huy động và thu hút các thành phần kinh tế, những doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm tiềm năng của tỉnh. Trong đó, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án điện gió, điện khí LNG.

- Khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện tốt các quy định pháp luật, các chính sách về thuế, thu phí lệ phí, các chính sách tài chính của Trung ương để khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và bền vững, phấn đấu số nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm giảm xuống dưới 5% so với số thực thu ngân sách nhà nước.

- Quan tâm đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm thực hiện việc chuyển đổi số trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia; từng bước phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, gắn kết hài hòa, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế.

- Từng bước tích hợp hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng cường liên kết với các học viện và trường đại học có uy tín nhằm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu của tỉnh theo hướng tiên tiến, hiện đại, từng bước đồng bộ, thống nhất với hạ tầng dữ liệu quốc gia. Ưu tiên chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn hoặc cắt giảm những thủ tục không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi hom cho doanh nghiệp và người dân trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường xử lý thủ tục hành chính trên nền tảng trực tuyến. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

[...]