Chương trình 104/CTr-UBND năm 2022 về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2023

Số hiệu 104/CTr-UBND
Ngày ban hành 30/03/2022
Ngày có hiệu lực 30/03/2022
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Tường Văn
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/CTr-UBND

Quảng Ninh, ngày 30 tháng 03 năm 2022

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2023

Thực hiện Kết luận số 24-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và tình hình thực tiễn tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững đà tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phòng, chống dịch Covid-19 (2022 - 2023) của Chính phủ.

- Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh, góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển trong năm 2022, 2023, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.

- Xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện trong 02 năm 2022 - 2023, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, tạo động lực đột phá để khôi phục và phát triển kinh tế sớm nhất.

2. Mục tiêu

Phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, trong đó tập trung phục hồi các ngành dịch vụ, du lịch và các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2022 tăng trên 10%; bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 10%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD trở lên.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Nghị quyết 38/NQ-CP ngày 17/03/2022 của Chính phủ về Chương trình phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Trin khai thực hiện mở cửa lại du lịch, vận tải hàng hóa, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định; phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong kiểm soát dịch bệnh và thực hiện chính sách.

Triển khai các thủ tục đầu tư bổ sung cơ sở vật chất từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho 69 trạm y tế xã, phường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất trung tâm y tế (Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu), Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, Bệnh viện Lão Khoa, Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Bảo trợ tâm thn thuộc Bệnh viện Bảo vệ tâm thần tỉnh; Bệnh viện Phổi Quảng Ninh. Tiếp tục củng cố năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, y tế học đường, bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế khi có tình huống nảy sinh, bảo đảm người dân được tiếp cận nhanh nhất, sớm nhất, hiệu quả nhất dịch vụ y tế, thuốc điều trị ngay từ cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất ca mắc, ca chuyển nặng, tử vong do Covid-19.

2. Phục hồi và phát triển ngành, lĩnh vực

2.1. Khu vực dịch vụ, du lịch

- Mở cửa an toàn, khôi phục tổng thể các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; thu hút mạnh mẽ khách du lịch đến Quảng Ninh trong năm 2022 trên tinh thần đảm bảo cao nhất các điều kiện an toàn điểm đến cho khách du lịch với thông điệp “Du lịch an toàn - trải nghiệm trọn vẹn” Tập trung đẩy mạnh các hoạt động kích cầu, phục hồi toàn diện các hoạt động du lịch; đề cao tính tự chủ của các địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các giải pháp hiệu quả thu hút mạnh mẽ khách du lịch nội tỉnh, nội địa bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, công tác, học tập tại Việt Nam đến tham quan du lịch Quảng Ninh. Chủ động, tích cực trin khai Chương trình mở cửa thị trường du lịch quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong quý II/2022, hoàn thành xây dựng Đề án phục hồi ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm thực hiện thành công mục tiêu Quảng Ninh là trung tâm du lịch quốc gia, đẳng cấp quốc tế, trung tâm công nghiệp hóa, nghỉ dưỡng cao cấp, có sản phẩm dịch vụ đa dạng đặc sắc chuyên nghiệp, chất lượng cao, thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu.

- Năm 2022 tập trung tổ chức 71 sự kiện, hoạt động, chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh, trong đó tập trung vào một số sự kiện sau: (1) Tổ chức phát động chương trình du lịch “Quảng Ninh an toàn - trải nghiệm trọn vẹn”; (2) Tổ chức Ngày hội Văn hóa, Du lịch Quảng Ninh 2022 tại thành phố Hà Nội gắn với hoạt động quảng bá văn hóa, du lịch với xúc tiến thương mại của tỉnh; (3) Làm mới nội dung và cách thức tổ chức Carnaval Hạ Long (mùa hè và mùa đông) làm điểm nhấn cho các sự kiện trong năm, gắn với việc đăng cai tổ chức thi đấu SEA Games 31 tại Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh; (4) Tổ chức các hoạt động văn hóa có sức hút du khách gắn với các sự kiện của Năm Du lịch quốc gia 2022: Fesstival áo dài, Liên hoan Xiếc ba miền...

- Tiếp tục thúc đẩy triển khai các thỏa thuận, ghi nhớ hợp tác du lịch đã ký kết các tỉnh, thành phố trọng điểm về du lịch, hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành lớn để đẩy mạnh thu hút khách du lịch. Tổ chức chương trình làm việc, giới thiệu quảng bá kích cầu du lịch Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố phía Nam như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và các tỉnh, thành phố phía Bắc như: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang; với các Tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân, các doanh nghiệp lữ hành lớn có uy tín, các hãng hàng không.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Phối hợp với Tổng cục Du lịch, các cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam ở các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan ... để quảng bá, mở rộng thị trường du lịch Quốc tế. Đăng cai tổ chức Đại hội EATOP lần thứ 17 tại Quảng Ninh theo hình thức phù hợp với tình hình thực tế kiểm soát dịch bệnh. Kết nối cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race theo thỏa thuận đã ký giữa Sở Du lịch và Công ty Clupper Race. Tổ chức chương trình làm việc, ký kết hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành uy tín trong và ngoài nước để đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thị trường quốc tế.

Tập trung triển khai các nội dung như: (1) Tổ chức Chương trình Ngày hội tặng quà Du lịch Quảng Ninh; (2) Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh; (3) Hội nghị kết nối Du lịch MICE Quảng Ninh; (4) Hoàn thiện và truyền thông Bộ nhận diện thương hiệu du lịch Quảng Ninh; (5) Xuất bản, sản xuất n phẩm, vật phẩm quảng bá kích cấu du lịch Quảng Ninh; (6) Tổ chức cuộc thi ảnh đẹp Quảng Ninh (7) Nâng cấp Website du lịch: halongtourism.com.vn; (8) Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử du lịch Quảng Ninh.

- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu, riêng có của tỉnh Quảng Ninh; phát triển sản phẩm du lịch theo hướng “Mỗi huyện, thị xã, thành phố có một sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn”. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm hiện có như: Tham quan và các dịch vụ trên vịnh Hạ Long; sản phẩm tại khu danh thắng di tích Yên Tử, Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều,.. khu vực huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Cô Tô và khu vực biển đảo với tiêu chí đảm bo an toàn phù hợp phù hợp với thị hiếu, xu hướng du lịch mới. Tập trung khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm như: dù lượn, leo núi, du lịch Golf...

- Tăng cường hỗ trợ, tạo động lực cho doanh nghiệp du lịch có cơ hội phục hồi và phát triển. Kêu gọi các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ tái đầu tư chỉnh trang bổ sung cơ sở vật chất để tạo thêm các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Tổ chức rà soát, đánh giá lực lượng lao động, trên cơ sở rà soát, tổ chức việc đào tạo đào tạo lại lực lượng lao động, nhằm mục tiêu tăng chất lượng lao động du lịch bổ sung lực lượng còn thiếu hụt.

- Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng các hội chợ thương mại trên địa bàn; phát triển hạ tầng chợ; phát triển cac loại hình dịch vụ thương mại, ứng dụng thanh toán điện tử, thu hút đầu tư chuỗi các trung tâm thương mại dịch vụ bán lẻ tại các đô thị, địa phương: Hạ Long Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn,... để kết hợp phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời gắn với chuỗi cung ứng dịch vụ OCOP tại các địa phương. Tổ chức các chương trình hội chợ đưa hàng Việt Nam về nông thôn hội chợ OCOP; tiếp tục làm tốt các cuộc vận động “Đưa hàng về nông thôn phục vụ nhân dân”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Tập trung triển khai các giải pháp để đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải. Tham mưu thực hiện công tác phối hợp về quản lý nhà nước lĩnh vực vận tải khách đường bộ và hoạt động vận chuyển khách du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Lan Hạ giữa Quảng Ninh và Hải Phòng; hoàn thành quy định các biện pháp về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

- Quy hoạch quỹ đất phát triển đồng bộ hệ thống kho bãi, hình thành các trung tâm logistics chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh cao. Khai thác tối ưu hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bao gồm đường bộ, đường hàng không và đường thủy, hàng hải quốc tế và lợi thế khác biệt về thị trường, địa kinh tế để tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ vận tải đa phương thức, logistics, kinh tế thương mại, kinh tế biên mậu. Tiếp tục thu hút, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, các siêu thị, trung tâm thương mại đồng bộ, hiện đại.

2.2. Khu vực công nghiệp - xây dựng

- Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo thực sự là động lực tăng trưởng theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 16/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực sự là động lực thu hút có chọn lọc các dự án phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là các ngành công nghệ cao, công nghệ hin đại có giá trị gia tăng cao và sử dụng hiệu quả vốn, lao động, gắn với chuỗi cung, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và quốc tế, tạo đột phá đóng góp vào GRDP và thu ngân sách. Tăng tính liên kết giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế của Quảng Ninh - Hải Phòng, hình thành các cụm sản xuất có quy mô lớn, tập hợp các ngành liên kết, tương hỗ, phụ thuộc nhau để tạo nên những sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh. Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, mô hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phát triển bền vững.

[...]