Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 16/07/2021
Ngày có hiệu lực 16/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 16 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Công điện số 631/CĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

1. Đặc điểm của bệnh Viêm da nổi cục:

Bệnh Viêm da nổi cục do vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu.

Vi rút Viêm da nổi cục ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

Động vật mẫn cảm với vi rút Viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4-14 ngày.

Triệu chứng và đặc điểm nhận biết của bệnh Viêm da nổi cục: Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41°C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5cm, đặc biệt là vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.

Phương thức lây truyền bệnh: Bệnh viêm da nổi cục lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp súc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch.

2. Tình hình dịch bệnh:

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10 năm 2020; đến ngày 25 tháng 5 năm 2021, dịch xảy ra tại 2.306 xã, của 32 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh trên 60.176 con, số chết và tiêu hủy trên 9.539 con. Dự báo trong thời gian tới dịch bệnh VDNC sẽ tiếp tục lây lan trên diện rộng, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi, mùa phát triển của các loại véc-tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve, mòng,...). Trong tỉnh Bạc Liêu và khu vực các tỉnh lân cận chưa phát hiện trường hợp trâu, bò mắc bệnh VDNC.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015.

- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

- Công điện số 631/CĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổ cục trên trâu, bò.

- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng chống dịch bệnh trên cạn.

- Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật.

- Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò.

III. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung:

Chủ động ứng phó, phát hiện sớm và sẵn sàng chống dịch nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Mục tiêu cụ thể:

Không để bệnh VDNC xâm nhập vào địa bàn tỉnh qua hoạt động nhập lậu trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò có mang mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Giám sát thường xuyên, phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi phát hiện bệnh không để lây lan trên diện rộng. Giảm thiểu tác động tiêu cực cho kinh tế - xã hội và môi trường; cung cấp thông tin đúng và đầy đủ, ngăn chặn thông tin xấu gây hoang mang cho người chăn nuôi.

IV. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền và tập huấn:

- Thường xuyên theo dõi cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và nước đang có dịch để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC trên đàn trâu, bò của địa phương.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ