Kế hoạch 8433/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 8433/KH-UBND
Ngày ban hành 30/08/2021
Ngày có hiệu lực 30/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8433/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 30 tháng 08 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Công điện số 631/CĐ-TTg ngày 17/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại: Công văn số 2271/BNN-TY ngày 19/4/2021 vê việc tập trung nguồn lực kiểm soát dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò và Công văn số 2746/BNN-TY ngày 12/5/2021 về việc tập trung chỉ đạo kiểm soát dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò;

Để chủ động ngăn chặn và phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như sau:

I. TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

1. Đặc điểm của bệnh

Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD, còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae chi Capripox vi rút gây ra trên trâu, bò. Vi rút gây bệnh VDNC không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Vi rút có thbị tiêu diệt ở nhiệt độ 550C trong 2 giờ, 650C trong 30 phút và vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ - 800C trong 10 năm, dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 40C trong 6 tháng. Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc axít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 370C.

Hóa chất sử dụng để diệt vi rút gây bệnh VDNC bao gồm chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), vôi bột...

Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4-14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Chủ động sử dụng các loại thuốc tiêu diệt côn trùng: Deltox, Hantox, Vime-Frondog, Fip-Tox, Mebi- Taktic,....

Các biện pháp phòng, chống bệnh chính gồm: Chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh và tiêm phòng cho trâu, bò.

2. Tình hình dịch bệnh

Theo báo cáo của Cục Thú y, bệnh VDNC trên trâu, bò xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 10/2020; đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 3.198 xã, thuốc 355 huyện của 45 tỉnh, thành phố với tổng số gia súc mắc bệnh trên 137.000 con, số chết và tiêu hủy trên 18.000 con (chiếm khoảng 0,2% tổng đàn trâu, bò 8,65 triệu con).

Trong tháng 5/2021 bệnh VDNC đã xuất hiện ở nhiều tỉnh trong khu vực: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Trong tháng 6/2021, bệnh VDNC đã xảy ra tại tỉnh giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa, đến ngày 18/8/2021 tỉnh Đắk Lắk đã xuất hiện bệnh VDNC tại 09 huyện, 46 xã có 267 con bò mắc bệnh; tỉnh Phú Yên tại 08 huyện, 73 xã có 3831 con bò mắc bệnh; tỉnh Ninh Thuận tại 06 huyện, 30 xã có 1.362 con bò mắc bệnh.

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, bệnh VDNC trên bò đã xảy ra vào ngày 11/7/2021 tại huyện Khánh Vĩnh, đến ngày 18/8/2021, bệnh đã xảy ra tại 05 huyện (Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hoà), 20 xã, 45 thôn, 121 hộ làm 176 con bò mắc bệnh VDNC (trong tổng số 617 con bò của 121 hộ); trong đó, số bò mắc bệnh đã điều trị khỏi triệu chứng là 45 con và số chết là 05 con (04 con bê, 01 bò đực). Nguy cơ trong thời gian tới bệnh VDNC tiếp tục phát sinh và lây lan trong phạm vi cả tỉnh là rất cao.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh VDNC.

- Xử lý kịp thời ổ dịch khi mới phát hiện, không để lây lan, hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo thông tin kịp thời, chính xác, không gây hoang mang trong xã hội về tình hình dịch bệnh.

- Triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn và phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò; có sự phối hợp chặt chẽ, giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và sự tham gia tích cực của người dân.

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh VDNC kịp thời, phù hợp với điều kiện của địa phương, đem lại hiệu quả, không để lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ.

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, chính quyền cấp trên trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC.

III. NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU, BÒ

1. Đối với địa phương đã xuất hiện bệnh Viêm da nổi cục

a. Tổ chức xử lý, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh, chết

- Khi có kết quả xét nghiệm phát hiện vi rút gây bệnh VDNC trên trâu, bò giao UBND cấp xã giám sát chặt chẽ bò bệnh; yêu cầu các hộ chăn nuôi có bò bị bệnh không được thả bò ra bên ngoài, nuôi nhốt tại nhà và thực hiện cách ly, chăm sóc và điều trị bò bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; Trường hợp có bò bệnh bị chết thì tổ chức xử lý, tiêu hủy theo đúng quy trình, kỹ thuật đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y; không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường và lập hồ sơ hỗ trợ đầy đủ theo quy định hiện hành.

[...]