UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6518/KH-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU, BÒ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
Căn cứ Quyết định
số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch
quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 -
2030”;
Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2025, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Kiểm soát, khống
chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh;
bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm
giảm thiểu tổn thất về kinh tế, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường
và ổn định hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Tiêm phòng vắc
xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) tại
thời điểm tiêm phòng.
- Phòng bệnh chủ
động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an
toàn dịch bệnh.
- Chủ động giám
sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc
vận chuyển, ngăn chặn không để mầm bệnh VDNC xâm nhiễm, phát sinh.
II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
1. Công tác tập huấn, tuyên truyền
- Triển khai công
tác tập huấn, tuyên truyền các nội dung: Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh
VDNC; cách nhận biết gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC và biện pháp xử lý,
phòng, chống dịch bệnh; vai trò, tầm quan trọng của việc phòng bệnh bằng vắc
xin VDNC; hiệu quả và kế hoạch tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò; các quy định
về phòng, chống bệnh VDNC...
- Tổ chức tuyên
truyền các nội dung Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh VDNC giai đoạn 2022 -
2030 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; thông tin
trên bảng tin công cộng tại nơi đông người, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt
cộng đồng của người dân; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động
ở cơ sở; xây dựng, in ấn, phát các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng,
sổ tay,...); tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề về phòng, chống
bệnh VDNC.
- Thông tin,
tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bệnh VDNC phải được thực hiện thường
xuyên, liên tục, đặc biệt trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra, trước
mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC, trước khi triển khai kế hoạch
tiêm vắc xin VDNC.
2. Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC
a) Đối tượng tiêm
vắc xin
Trâu, bò chưa được
tiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ;
không có biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh VDNC và các bệnh truyền nhiễm
khác.
Kinh phí nhà nước
hỗ trợ tiêm phòng cho đàn trâu, bò thuộc các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có
từ 05 con trở xuống.
Đối với các hộ
chăn nuôi trên 05 con trâu, bò tự bỏ kinh phí chủ động đăng ký với chính quyền
địa phương và cơ quan chuyên môn để mua vắc xin tiêm phòng.
b) Phạm vi tiêm vắc
xin
- Hằng năm, tổ chức
tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt
trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.
- Khi có dịch bệnh
xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò
(chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn
dịch bảo hộ) trong phạm vi cấp huyện của địa phương có dịch bệnh VDNC và huyện
liền kề xung quanh địa phương có dịch bệnh VDNC.
c) Thời điểm tiêm
vắc xin
- Hằng năm, tổ chức
01 đợt tiêm phòng chính vào thời điểm tháng 3-4.
- Ngoài đợt tiêm
chính, các địa phương rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu,
bò chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn
dịch bảo hộ.
3. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
- Chủ cơ sở chăn
nuôi trâu, bò áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, khử
trùng, tiêu độc chuồng trại và khu vực xung quanh, tiêu diệt véc tơ truyền bệnh;
vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn
nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.
- Các huyện,
thành phố tổ chức vệ sinh, tiêu độc định kỳ tại khu vực chợ, điểm buôn bán, giết
mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò; thực hiện các đợt vệ sinh tiêu độc khử
trùng môi trường do Trung ương, tỉnh phát động.
4. Giám sát dịch bệnh
a) Giám sát chủ động
- Hàng năm, Sở
Nông nghiệp và PTNT xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh
phí và tổ chức thực hiện chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút VDNC tại cơ
sở chăn nuôi, khu vực chợ, điểm buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của
trâu, bò và các địa bàn có nguy cơ cao.
- Chủ vật nuôi,
cơ quan thú y cơ sở chủ động theo dõi, giám sát đàn trâu, bò. Trường hợp phát
hiện trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC, chết không rõ nguyên nhân hoặc
trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc,
báo cáo cơ quan thú y địa phương, chính quyền cơ sở để xử lý theo quy định; cơ
quan thú y thực hiện việc lấy mẫu để xét nghiệm bệnh VDNC trước khi xử lý gia
súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh theo quy định.
b) Giám sát bị động,
điều tra ổ dịch
- Tổ chức lấy mẫu
để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh VDNC;
trâu, bò nghi có tiếp xúc với đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC; điều tra xác định
nguyên nhân nếu nghi đàn trâu, bò mắc bệnh VDNC.
- Điều tra ổ dịch
(hộ, cơ sở chăn nuôi bị nhiễm VDNC), thông tin điều tra ổ dịch cần bao gồm các
thông tin liên quan trong khoảng thời gian tối thiểu từ thời điểm 14 ngày trước
khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng của ca bệnh đầu tiên đến thời điểm áp dụng các
biện pháp kiểm soát ổ dịch.
c) Giám sát sau
tiêm phòng
- Chủ cơ sở chăn
nuôi, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y theo dõi lâm sàng trâu, bò sau tiêm phòng,
nếu phát hiện trâu, bò có biểu hiện bệnh VDNC thì tổ chức lấy mẫu xét nghiệm
phát hiện tác nhân gây bệnh.
5. Kiểm dịch động vật, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm
tra vệ sinh thú y
a) Kiểm dịch, kiểm
soát vận chuyển
- Thực hiện kiểm
dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất tỉnh và cách ly, theo
dõi, quản lý trâu, bò nhập tỉnh theo quy định.
- Kiểm tra, kiểm
soát chặt chẽ trâu, bò, sản phẩm trâu, bò vận chuyển ra vào địa bàn cấp tỉnh;
tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; lấy mẫu
xét nghiệm trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh; kịp thời phát hiện những sai phạm
trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và sản phẩm của trâu,
bò mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.
- Thành lập các
đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết
mổ, kinh doanh trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trên địa bàn cấp huyện.
- Trâu, bò được
phép vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đang có dịch VDNC sau khi được tiêm vắc
xin VDNC tối thiểu 21 ngày, có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh VDNC và thực
hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch theo quy định.
b) Kiểm soát giết
mổ và kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện quy
trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra
vệ sinh thú y.
- Trong trường hợp
phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh VDNC tại cơ sở giết mổ, thực hiện
các biện pháp xử lý theo quy định.
- Thực hiện vệ
sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi chợ, cuối ngày đối
với khu vực buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò tại các chợ, đặc biệt là khu vực
bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò.
- Các địa phương
rà soát, có kế hoạch xây dựng, quản lý các cơ sở giết mổ gia súc tập trung;
tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không phép; định kỳ thực
hiện giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.
6. Ứng phó, xử lý ổ dịch, chống dịch, quản lý, chăm sóc gia súc bệnh
a) Chủ gia súc
- Cách ly ngay
gia súc mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh VDNC.
- Không mua bán,
vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, động vật
chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường.
- Thực hiện vệ
sinh, khử trùng, tiêu độc, xử lý, chăm sóc gia súc mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh,
động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
- Cung cấp thông
tin chính xác về dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y,
nhân viên thú y cấp xã và chính quyền địa phương.
- Thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ
quan có thẩm quyền.
b) Các cơ quan chức
năng
- Tiến hành xác
minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh.
- Phối hợp với
chính quyền các cấp, lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông
ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn, không để vận chuyển động vật,
sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo
quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền;
có giải pháp quản lý, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nội
tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Đặt biển báo
khu vực có dịch, hướng dẫn vận chuyển trâu, bò tránh đi qua vùng dịch. Tổ chức
phun khử trùng phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài.
- Hướng dẫn thực
hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng vôi bột,
hóa chất đặc hiệu để tiêu diệt mầm bệnh, véc tơ truyền bệnh (ruồi, muỗi, ve,
mòng,…).
- Hướng dẫn xử
lý, chăm sóc, quản lý gia súc trong vùng dịch.
- Tham mưu cho cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định việc công bố dịch bệnh VDNC, công bố hết dịch
và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
III. KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH
1. Khi chưa có dịch xảy ra
- Hàng năm, giao cho
Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các nội dung:
+ Thông tin tuyên
truyền, nâng cao nhận thức trong công tác phòng chống dịch.
+ Kinh phí mua vắc
xin hỗ trợ tiêm phòng cho đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh.
+ Kinh phí mua
hóa chất phun phòng chống dịch thực hiện Kế hoạch.
+ Chủ động lấy mẫu,
xét nghiệm mẫu; giám sát sự lưu hành vi rút VDNC.
+ Các hoạt động
kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống VDNC; Mua sắm dụng cụ, trang bị bảo
hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh cho các lực lượng cấp tỉnh.
+ Lồng ghép với
các chương trình đề án, dự án khác để thực hiện xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi
trâu bò an toàn dịch bệnh đối với bệnh VDNC.
- Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố bố trí kinh phí cho các hoạt động của Kế hoạch, bao gồm:
Các hoạt động kiểm tra, giám sát, hội nghị về phòng, chống VDNC ở cấp huyện,
xã; mua sắm dụng cụ, trang bị bảo hộ dùng trong phòng, chống dịch bệnh cho các
lực lượng của huyện, xã; triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng do tỉnh
phát động; kinh phí mua hóa chất phòng, chống dịch và tiền công cho các lực lượng
cấp huyện, xã tham gia chống dịch.
- Tổ chức, cá
nhân chăn nuôi trâu bò phải đảm bảo chi trả cho tiêm phòng vắc xin các bệnh
khác cho đàn trâu bò (ngoài vắc xin đã hỗ trợ của tỉnh); vôi bột, hóa chất tiêu
độc khử trùng.
- Tổ chức, cá
nhân kinh doanh, vận chuyển trâu bò, sản phẩm của trâu bò bị bệnh, nghi bị bệnh
chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm và tiêu hủy (nếu bị bệnh).
2. Khi có dịch xảy ra
Sở Nông nghiệp và
PTNT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kinh phí hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi
có gia súc phải tiêu hủy do mắc bệnh VDNC, gia súc chết do tiêm vắc xin VDNC;
chính sách hỗ trợ cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định của
pháp luật hiện hành (căn cứ cơ chế chính sách của Trung ương và chi theo thực tế
khi dịch bệnh xảy ra).
3. Kinh phí thực hiện
2.1. Cơ chế
hỗ trợ:
- Cấp tỉnh: Hỗ trợ
50% kinh phí mua 40.000 liều vắc xin để phòng bệnh Viêm da nổi cục; 100% kinh
phí mua 3.000 lít hóa chất phun vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường phục vụ
công tác tiêm phòng và vệ sinh môi trường chăn nuôi; 100% kinh phí tuyên truyền
trên Báo Bắc Giang, Đài PTTH tỉnh; 100% kinh phí thẩm định thầu, tổ chức 01 hội
nghị triển khai công tác tiêm phòng tại tỉnh và in 10.000 tờ rơi tuyên truyền về
bệnh VDNC phát cho người chăn nuôi, cán bộ phụ trách công tác chăn nuôi, thú y,
người kinh doanh, vận chuyển trâu bò và các sản phẩm của trâu bò… tại 10 huyện,
thành phố; kinh phí thực hiện lấy mẫu xét nghiệm giám sát chủ động bệnh VDNC.
- Cấp huyện: Hỗ
trợ 50% kinh phí còn lại mua 40.000 liều vắc xin để phòng bệnh Viêm da nổi cục;
hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn kỹ thuật tiêm phòng.
- Người chăn
nuôi: Chi trả 100% kinh phí công tiêm phòng vắc xin VDNC.
3.2. Tổng kinh phí cho công tác phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu,
bò năm 2022 là: 2.263.996.000 đồng (Hai tỷ, hai trăm sáu mươi ba triệu,
chín trăm chín mươi sáu nghìn đồng). Trong đó:
- Ngân sách tỉnh:Tổng
kinh phí hỗ trợ là: 1.287.996.000 đồng.
- Ngân sách huyện:
800.000.000 đồng.
- Kinh phí của cơ
sở chăn nuôi: 176.000.000 đồng (trả công tiêm phòng).
(Chi tiết theo
biểu kinh phí đính kèm)
Từ năm 2023 -
2025 căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách để triển khai thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và PTNT
- Chủ trì triển
khai thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh Viêm da nổi cục. Tham mưu kiểm tra,
giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, xã.
- Chỉ đạo Chi cục
Chăn nuôi và thú y mua sắm vắc xin, hóa chất đã được phê duyệt theo Kế hoạch và
thu tiền đối ứng mua vắc xin của các huyện, thành phố. Là đầu mối liên hệ với Cục
Thú y, Cục Chăn nuôi và các cơ quan thuộc Cục về thông tin dịch bệnh, phương
pháp chẩn đoán, nghiên cứu chuyên sâu về bệnh; tổ chức thực hiện các biện pháp
phòng, chống bệnh VDNC theo quy định. Đồng thời, xây dựng và tham mưu ban hành
các kế hoạch, chương trình có liên quan: phối hợp điều tra ổ dịch, tổ chức lấy
mẫu để xét nghiệm vi rút VDNC đối với trâu, bò có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh
VDNC; kiểm dịch tại gốc đối với trâu, bò, sản phẩm trâu, bò xuất tỉnh và cách
ly, theo dõi, quản lý trâu, bò nhập tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn thực hiện
vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi và khu vực xung quanh; hướng dẫn xử
lý, chăm sóc, quản lý gia súc trong vùng dịch; tham mưu cho cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định việc công bố dịch bệnh VDNC, công bố hết dịch và tổ chức
phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh
xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất sản phẩm trâu, bò an toàn dịch bệnh
để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Chủ trì phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang, Báo
Bắc Giang và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng
dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC.
- Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tham
mưu xây dựng nguồn kinh phí, bố trí kinh phí, xây dựng cơ chế chính sách phòng
chống bệnh VDNC.
2. Sở Tài
chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cân đối, bố trí kinh phí phục vụ hoạt động phòng chống dịch
theo quy định; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí phục vụ
công tác phòng chống bệnh VDNC.
3. Sở Khoa học
và Công nghệ; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng các đề tài nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật phục vụ
công tác phòng, chống bệnh VDNC.
4. Các cơ quan
thông tin truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
PTNT xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phòng, chống bệnh VDNC; tuyên
truyền về nguy cơ dịch bệnh VDNC, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người
dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch VDNC của huyện, chủ động ưu tiên bố
trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống
dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong
phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.
- Theo dõi việc
khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số
20/2019/TT-BNNPTNT ngày 22/11/2019 và Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2019
của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Quản lý hoạt động
của các cơ sở giết mổ động vật; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh
doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức hướng dẫn
xây dựng các chuỗi cơ sở, các vùng, chuỗi sản xuất các sản phẩm trâu, bò an
toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để xây dựng
cơ sở, chuỗi cơ sở, vùng chăn nuôi trâu bò an toàn dịch bệnh.
- Chỉ đạo UBND
các xã, thị trấn xây dựng và ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh VDNC, tiếp nhận
khai báo tái đàn và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo quy định. Thực hiện công
tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Chủ tịch UBND tỉnh
yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Chủ tịch
UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT
(b/c);
- Cục Thú y;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông
tin và Truyền thông;
- Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh ĐV tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KTN, TTTT, TKCT;
+ Lưu: VT, NN Thăng.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ô Pích
|
PHỤ LỤC 01:
DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG BỆNH
VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2022-2025
Năm 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 6518/KH-UB ngày 8/12/2021 của UBND tỉnh Bắc
Giang)
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Nguồn kinh phí
|
NS tỉnh
|
NS huyện, TP
|
Kinh phí của cơ sở chăn nuôi
|
1
|
Tuyên truyền
|
|
|
|
55.000.000
|
55.000.000
|
|
|
1.1
|
In tờ rơi
|
Tờ
|
10.000
|
3.000
|
30.000.000
|
30.000.000
|
|
|
1.2
|
Tin bài trên
Báo Bắc Giang
|
gói
|
1
|
10.000.000
|
10.000.000
|
10.000.000
|
|
|
1.3
|
Tuyên truyền
trên ĐTH Bắc Giang
|
gói
|
1
|
15.000.000
|
15.000.000
|
15.000.000
|
|
|
2
|
Kinh phí mua
vắc xin, hóa chất
|
|
|
|
1.835.000.000
|
1.135.000.000
|
700.000.000
|
|
2.1
|
Mua hóa chất
|
lít
|
3.000
|
145.000
|
435.000.000
|
435.000.000
|
|
|
2.2
|
Vắc xin
Lumpyvac
|
Liều
|
40.000
|
35.000
|
1.400.000.000
|
700.000.000
|
700.000.000
|
|
3
|
Công tiêm
phòng
|
|
|
|
176.000.000
|
|
0
|
176.000.000
|
|
Công tiêm phòng
cho trâu bò
|
Con
|
40.000
|
4.400
|
176.000.000
|
|
0
|
176.000.000
|
4
|
Kinh phí thực
hiện lấy mẫu xét nghiệm: Lấy mẫu giám sát chủ động bệnh VDNC tại cơ sở chăn
nuôi, điểm giết mổ, kinh doanh, vận chuyển trâu bò và sản phẩm từ trâu bò…
|
|
|
|
74.396.000
|
74.396.000
|
-
|
|
4.1
|
Công lấy mẫu (2
mẫu/cơ sở x 90 cơ sở)
|
mẫu
|
180
|
30.000
|
5.400.000
|
5.400.000
|
|
|
4.2
|
Hỗ trợ xăng xe
cho người đi lấy mẫu
|
km
|
1.500
|
2.000
|
3.000.000
|
3.000.000
|
|
|
4.3
|
Dụng cụ lấy mẫu,
bảo hộ
|
|
|
|
11.016.000
|
11.016.000
|
|
|
4.4
|
Xi lanh (2
chiếc/cơ sở x 90 cơ sở)
|
chiếc
|
180
|
3.000
|
540.000
|
540.000
|
|
|
4.5
|
Kim lấy máu
|
chiếc
|
180
|
1.200
|
216.000
|
216.000
|
|
|
4.6
|
Khẩu trang
(1 người lấy mẫu/cơ sở x 90 cơ sở)
|
chiếc
|
90
|
4.000
|
360.000
|
360.000
|
|
|
4.7
|
Quần áo bảo hộ
mặc 1 lần (1 người lấy mẫu/cơ sở x 90 cơ sở)
|
bộ
|
90
|
60.000
|
5.400.000
|
5.400.000
|
|
|
4.8
|
Thùng bảo quản
mẫu (1 chiếc/cơ sở x 90 cơ sở)
|
chiếc
|
90
|
30.000
|
2.700.000
|
2.700.000
|
|
|
4.9
|
Đá khô bảo
quản mẫu
|
Túi
|
180
|
10.000
|
1.800.000
|
1.800.000
|
|
|
4.10
|
Hỗ trợ xăng xe
đi gửi mẫu
|
|
|
|
4.800.000
|
4.800.000
|
|
|
4.11
|
Hỗ trợ công tác
phí đi gửi mẫu
|
|
|
|
3.200.000
|
3.200.000
|
|
|
4.12
|
Phí xét nghiệm
mẫu (90 mẫu gộp)
|
mẫu
|
90
|
522.000
|
46.980.000
|
46.980.000
|
|
|
5
|
Chi phí khác
|
|
|
|
123.600.000
|
23.600.000
|
100.000.000
|
|
5.1
|
Hội nghị triển
khai công tác tiêm phòng tại tỉnh
|
|
|
|
3.600.000
|
3.600.000
|
|
|
|
Chi giải
khát ăn nhẹ giữa giờ
|
người
|
60
|
15.000
|
900.000
|
900.000
|
|
|
|
Phô tô tài
liệu
|
bộ
|
60
|
10.000
|
600.000
|
600.000
|
|
|
|
Văn phòng phẩm
(bút, túi)
|
bộ
|
60
|
10.000
|
600.000
|
600.000
|
|
|
|
Thuê máy chiếu
|
ngày
|
1
|
1.000.000
|
1.000.000
|
1.000.000
|
|
|
|
Thiết kế, in
poster maket
|
bộ
|
1
|
500.000
|
500.000
|
500.000
|
|
|
5.2
|
Hội nghị triển
khai công tác tiêm phòng tại huyện
|
|
|
|
100.000.000
|
|
100.000.000
|
|
5.3
|
Chi phí khác: Thẩm
định giá thầu, chi khác…
|
|
|
|
20.000.000
|
20.000.000
|
|
|
Tổng cộng
|
2.263.996.000
|
1.287.996.000
|
800.000.000
|
176.000.000
|
PHỤ LỤC 02:
PHÂN BỔ VẮC XIN, HÓA CHẤT
(Kèm theo Kế hoạch số: 6518/KH-UBND ngày 8/12/2021 của UBND tỉnh)
TT
|
Đơn vị
|
Vắc xin
(liều)
|
Hóa chất
(lít)
|
1
|
Bắc Giang
|
500
|
50
|
2
|
Hiệp Hoà
|
6.000
|
420
|
3
|
Lạng Giang
|
6.000
|
420
|
4
|
Lục Nam
|
4.500
|
350
|
5
|
Lục Ngạn
|
6.000
|
420
|
6
|
Tân Yên
|
6.000
|
420
|
7
|
Việt Yên
|
2.500
|
200
|
8
|
Yên Dũng
|
3.000
|
220
|
9
|
Yên Thế
|
4.300
|
400
|
10
|
Sơn Động
|
1.200
|
100
|
Tổng cộng
|
40.000
|
3.000
|