Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 9705/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030

Số hiệu 9705/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9705/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP VÀ CHẾ BIẾN NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 280/TTr-SNN ngày 21/11/2022; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, lợi thế từng ngành hàng, vùng sản xuất nông nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trung bình các khâu đến năm 2030 đối với: cây trồng chủ lực đạt 67%, lĩnh vực chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đạt 85%, lĩnh vực thủy sản theo quy mô công nghiệp đạt 90%.

b) Phát triển chế biến, bảo quản nông sản:

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm vào năm 2025 và 10%/năm vào năm 2030.

- Trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên.

- Tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 2% đến 4%/năm.

- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đã qua chế biến đạt trên 30%.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, giới thiệu các máy móc thiết bị cơ giới hóa từ khâu sản xuất đến khâu chế biến sản phẩm cho các đối tượng nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh:

a) Tổ chức các hoạt động hội thảo, tuyên truyền, giới thiệu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người sản xuất tiếp cận, tìm hiu và lựa chọn để chủ động đầu tư áp dụng trong sản xuất;

b) Tập huấn triển khai, thông tin rộng rãi chính sách hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ dân đang sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị, ứng dụng từ khâu sản xuất đến chế biến:

a) Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị; đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị mới để hiện đại hóa trong quá trình sản xuất từ khâu giống đến chế biến nhằm giảm sự phụ thuộc hoàn toàn vào máy thiết bị nhập ngoại với giá thành cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

b) Xây dựng các mô hình điểm tạo sự đột phá mới về cơ giới hóa hiệu quả trong sản xuất, tạo sự lan tỏa và phát triển trên địa bàn tỉnh.

3. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp:

3.1. Lĩnh vực trồng trọt:

a) Sản xuất cà phê: Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, đào hố; tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng, phun thuốc bảo vệ thực vật; thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật; công nghệ sấy; chế biến ướt, chế biến khô.

b) Sản xuất rau, củ và hoa: Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, gieo hạt; tưới nước tiết kiệm tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng; ứng dụng công nghệ IoT, thông minh trong quản lý trang trại; cơ giới hóa trong khâu thu hoạch.

c) Sản xuất chè, cây ăn quả: Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc; tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng; thu hoạch, thiết bị bay không người lái trong bảo vệ thực vật.

d) Đối với nhóm cây ăn trái và loại khác: Thực hiện cơ giới hóa trong các khâu làm đất, chăm sóc; tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ thực vật; thiết bị bay không người lái; cơ giới hóa khâu bọc bảo vệ trái cây; thu hoạch đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước thu hoạch.

đ) Cây lương thực lúa, ngô: Cơ giới hóa trong khâu làm đất, gieo cấy; thiết bị bay không người lái trong bón phân và bảo vệ thực vật; sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao; phát triển các loại máy sấy, hệ thống sấy phù hợp với quy mô và đối tượng sản xuất.

e) Cây dâu tằm: Cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc, sử dụng các hệ thng tưới nước tự động kết hợp cung cấp dinh dưỡng; ứng dụng loại máy thái (băm) lá dâu; nhà nuôi tm, mái che hiện đại.

[...]