Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 97/KH-UBND về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2020
Ngày có hiệu lực 25/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Phạm Duy Hưng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 25 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2020

Thực hiện Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 20/01/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (sau đây viết tắt là QCDC) năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

- Tăng cường mở rộng dân chủ, coi trọng dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát các hoạt động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, đơn vị; cụ thể hóa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong tổ chức thực hiện QCDC ở các lĩnh vực.

- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về dân chủ, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai xây dựng kế hoạch và thực hiện QCDC ở cơ sở phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định dân chủ ở cơ sở phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở để giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị chính đáng của công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2020.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện QCDC ở cơ sở của cấp ủy đảng, chính quyền

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện QCDC trong phạm vi lĩnh vực, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên.

- Tiếp tục quán triệt sâu rộng nội dung các văn bản về thực hiện QCDC như: Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị; Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong giai đoạn hiện nay” và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về thực hiện QCDC... một cách đồng bộ, hiệu quả phù hợp với đặc điểm từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Chỉ đạo thực hiện tốt dân chủ ở tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết số 855/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Kạn, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 06/02/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết số 855/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của chính quyền các cấp.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm túc tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân, nhất là ở cấp xã để nắm tình hình nhân dân. Qua đó, chỉ đạo giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng, kiến nghị, đề xuất của người dân ngay từ cơ sở, tránh để xảy ra bức xúc và tạo thành điểm nóng.

- Đa dạng hóa, lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục là việc nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân nắm được quyền và nghĩa vụ của mình, thực hiện quyền làm chủ, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Qua đó từng bước nâng cao nhận thức về dân chủ, năng lực thực hành dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

2. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện QCDC ở cơ sở phải được cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị đưa vào chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát trong năm, nhất là việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn và dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, gắn việc thực hiện QCDC với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn được giao; kịp thời chỉ đạo, giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của công chức, viên chức, người lao động, đơn thư khiếu kiện của nhân dân, các vụ việc kéo dài.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, kịp thời chấn chỉnh những địa phương chưa nghiêm túc thực hiện QCDC ở cơ sở; chú trọng phát hiện mô hình hay, cách làm hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, biểu dương kịp thời để tạo hiệu ứng tốt, tính lan tỏa, nhân rộng trên các lĩnh vực trọng tâm là lĩnh vực cải cách hành chính.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện QCDC ở cơ sở

- Các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng gắn vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo đối với lĩnh vực phụ trách; xây dựng chương trình hoạt động, kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp với từng loại hình cơ sở.

- Các thành viên Ban Chỉ đạo; cán bộ, công chức được phân công phụ trách, theo dõi thực hiện QCDC ở cơ sở các cơ quan, đơn vị chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị ngày càng đi vào thực chất, nhất là những ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

- Tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở được ít nhất 50% đơn vị đầu mối trực thuộc trở lên. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể về thực hiện dân chủ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.

4. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, đảm bảo thực chất, hiệu quả theo quy định của pháp luật

- Đối với xã, phường, thị trấn (theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11): Tập trung tuyên truyền đầy đủ, công khai các chủ trương, chính sách, nhất là chính sách mới tới người dân; tổ chức thực hiện dân chủ, công khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách, đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn, tổ chức trưng cầu ý kiến của nhân dân khi cần thiết; dân chủ, thống nhất trong thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; sáp nhập, ghép đơn vị thôn, tổ dân phố, sắp xếp lại cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách tại các đơn vị hành chính cấp xã mới; dân chủ trong sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; nâng cao tinh thần, thái độ, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.

[...]