Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình 22-CTr/TU về trọng tâm công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Số hiệu | 92/KH-UBND |
Ngày ban hành | 21/02/2020 |
Ngày có hiệu lực | 21/02/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký | Lý Thái Hải |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 21 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 11/02/2020 của Tỉnh ủy về trọng tâm công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhất là các chủ trương mới được ban hành, như: Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, lãng phí; Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp” và Chương trình trọng tâm công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Tỉnh ủy từ đó xác định trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có hiệu quả.
2. Yêu cầu
Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để tiếp tục bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gắn liền thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đẩy mạnh việc thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của đảng đối với công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các cấp tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt: Các văn bản Luật mới có hiệu lực thi hành; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và PCTN; Luật Tố cáo năm 2018; Luật PCTN năm 2018; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về PCTN, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp”; Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 03/9/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Kế hoạch số 570/KH-UBND ngày 10/10/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Tăng cường tuyên truyền những kết quả đạt được trong công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và PCTN của tỉnh trong thời gian vừa qua; tích cực phản ánh tình hình và công khai kết quả xử lý đối với các vụ việc bức xúc, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm; các hiện tượng, dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng; các cá nhân, tổ chức có hành vi bao che, gây khó khăn trong xử lý tham nhũng... theo tinh thần Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị. Kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tố cáo, đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí và phản ánh, tố giác về tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân và tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị, nhất là xử lý các đơn thư liên quan đến nhân sự quy hoạch cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 phục vụ đại hội đảng các cấp. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 2905-QĐ/TU ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh. Quy chế số 30-QC/TU ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân trên địa bàn tỉnh.
- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải coi phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên gắn với việc chỉ đạo ban hành các giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, giải pháp phòng ngừa tham nhũng gắn với thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 58-KH/TU, ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); thường xuyên tiếp nhận, giải quyết kịp thời các phản ánh, tố giác về tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; các vụ việc bức xúc, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm, các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương và của tỉnh về công tác nội chính, PCTN. Tổ chức tốt việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, không để phát sinh thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Phối hợp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc bảo vệ người dân dám tố cáo, phản ánh tiêu cực, tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Có kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện dứt điểm những tồn tại, hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra sau các cuộc kiểm tra, thanh tra, giám sát.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, trong đó chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả theo quy định. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan khối nội chính thật sự liêm chính, có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng: Tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động; xây dựng và ban hành thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; thực hiện các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong công việc, thanh toán; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện quy định về cung cấp thông tin và tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong PCTN.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, liêm khiết; quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN. Tăng cường thực hiện các biện pháp PCTN; chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc phát sinh phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về PCTN, gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Thực hiện và triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra về PCTN; tăng cường phối hợp với các cơ quan điều tra, tố tụng để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác thanh tra, kiểm tra về PCTN.
- Thực hiện triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch năm 2020; nắm thông tin, tình hình, kịp thời đề xuất các cuộc thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong lĩnh vực có nhiều dư luận về tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tạo điều kiện để nâng cao hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, động viên, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Thực hiện thường xuyên rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất làm cơ sở thực hiện có hiệu quả công tác PCTN.
Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện làm việc và chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và PCTN các cấp.
1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phố; các doanh nghiệp Nhà nước có vốn thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình và gửi về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, theo dõi (xong trước ngày 29/02/2020).
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra để kịp thời chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí; tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực, lãng phí; xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi sách nhiễu, phiền hà nhân dân, doanh nghiệp. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền phổ biến sâu rộng pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong đoàn viên, hội viên và nhân dân, đồng thời vận động các thành phần nêu trên tham gia tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh.