Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2020 về thực hiện đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 121/KH-UBND
Ngày ban hành 11/06/2020
Ngày có hiệu lực 11/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Đức Chung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2019

Thực hiện Kế hoạch số 616/KH-TTCP ngày 28/4/2020 của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2019, Quyết định số 312/QĐ-TTCP ngày 04/5/2020 của Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt Bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với UBND cấp tỉnh, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Đánh giá đúng kết quả công tác lãnh đạo và thực hiện phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND Thành phố; tăng cường công tác phối hợp PCTN giữa UBND Thành phố và Thanh tra Chính Phủ; nâng cao hiệu quả, chất lượng thông tin, báo cáo về công tác PCTN, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác PCTN.

- Việc đánh giá công tác PCTN năm 2019 theo “Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với UBND cấp tỉnh” được phê duyệt tại Quyết định số 312/QĐ-TTCP ngày 04/5/2020 của Thanh tra Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng, cần được triển khai thực hiện nghiêm túc. Kết quả công tác PCTN được đánh giá cả về định tính và định lượng. Mỗi nội dung đánh giá có số liệu, tài liệu minh chứng cụ thể, để phục vụ việc giải trình theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá công tác PCTN của Thanh tra Chính phủ, đảm bảo khách quan, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Nội dung đánh giá công tác PCTN

a) Công tác quản lý nhà nước về PCTN

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN.

- Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác quản lý kinh tế xã hội để phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN.

- Công tác thanh tra, kiểm tra.

- Sự tham gia của xã hội trong công tác PCTN.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về PCTN.

b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

- Việc thực hiện công khai, minh bạch chính sách, pháp luật:

+ Trên cổng thông tin điện tử

+ Về công tác cán bộ;

+ Lĩnh vực tài chính và ngân sách nhà nước

+ Lĩnh vực đất đai, tài nguyên;

+ Lĩnh vực đầu tư, mua sắm công;

+ Lĩnh vực giáo dục

+ Lĩnh vực y tế.

- Cải cách hành chính.

- Chuyển đổi vị trí công tác.

- Minh bạch tài sản thu nhập.

- Xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

[...]