Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng" đệ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 30/06/2021
Ngày có hiệu lực 30/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Khắc Thận
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Thái Bình, ngày 30 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG HỒ SƠ “NGHỆ THUẬT CHÈO ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG” ĐỆ TRÌNH UNESCO ĐƯA VÀO DANH SÁCH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI

Căn cứ Thông báo số 06/TB-VPCP ngày 12/01/2021 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Bình ngày 16 tháng 12 năm 2020, trong đó cho phép tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với các địa phương có liên quan lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 30/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình (khóa XIX) về tăng cường giáo dục, phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương Thái Bình cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 30/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX; Công văn số 274/BVHTTDL-DSVH ngày 22/01/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Chèo đệ trình UNESCO.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Vinh danh Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; quảng bá, giới thiệu Nghệ thuật Chèo ở quy mô quốc gia và quốc tế.

Huy động nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng nói chung và nghệ thuật Chèo ở tỉnh Thái Bình nói riêng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, trực tiếp là lực lượng tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa và cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Nghệ thuật Chèo; góp phần tôn vinh nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống, tiêu biểu của tỉnh và của dân tộc.

Khuyến khích các nghệ nhân, các nhóm, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân thực hành, gìn giữ và phát huy giá trị Nghệ thuật Chèo, phù hợp với Luật Di sản văn hóa và Công ước số 2003 của UNESCO; đồng thời kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ quốc tế trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Yêu cầu

Tạo sự đồng thuận, phối hợp giữa các tỉnh, thành phố có Nghệ thuật Chèo của cấp ủy, chính quyền, nhân dân từ Trung ương tới địa phương trong việc xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng” đệ trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Công tác xây dựng hồ sơ phải đảm bảo tính khoa học, tuân thủ theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Công tác xây dựng hồ sơ phải đảm bảo đúng tiến độ, thời gian trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đưa Nghệ thuật Chèo tỉnh Thái Bình vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo đúng kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Chính phủ yêu cầu.

II. NỘI DUNG

1. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý và lập hồ sơ đề nghị đưa Nghệ thuật Chèo tỉnh Thái Bình vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đệ trình UNESCO ghi danh Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

1.1. Xây dựng và phê duyệt Đề cương Đề án, dự toán kinh phí lập hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng đệ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2021.

1.2 Xây dựng và phê duyệt Đề án lập hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng đệ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thời gian thực hiện: Tháng 7 đến tháng 8 năm 2021.

1.3. Lập hồ sơ Nghệ thuật Chèo tỉnh Thái Bình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thời gian thực hiện: Tháng 7 đến tháng 10 năm 2021.

2. Xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng đệ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

2.1. Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản các tỉnh, thành phố có di sản thống nhất về việc lập hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng trình UNESCO

Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2021.

2.2. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ cho phép mở rộng danh sách dự kiến xây dựng hồ sơ Nghệ thuật Chèo đồng bằng sông Hồng trình UNESCO

Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2021.

2.3. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia đệ trình UNESCO

Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2021.

[...]