Kế hoạch 874/KH-UBND năm 2024 thực hiện các Đề án: Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; Đề án ưu tiên Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030; Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu 874/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2024
Ngày có hiệu lực 19/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Nông Quang Nhất
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 874/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 19 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN: ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT GIỐNG VẬT NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN ƯU TIÊN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGÀNH CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030; ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1625/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; số 1741/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; số 1742/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 phê duyệt Đề án ưu tiên ”Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”; số 587/QĐ-TTg ngày 03/7/2024 phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030.

Thực hiện các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 2486/QĐ-BNN- CN ngày 19/7/2024 về ban hành kế hoạch triển khai Đề án phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi đến năm 2030; số 2487/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2024 về ban hành kế hoạch triển khai Đề án phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi đến năm 2030; số 2488/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2024 về ban hành kế hoạch triển khai Đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030; số 2848/QĐ-BNN-CN ngày 16/8/2024 về ban hành kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030; số 3490/QĐ-BNN-CN ngày 15/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 1742/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ưu tiên đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030.

Thực hiện Kế hoạch số 813/KH-UBND ngày 28/11/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 140-KH/TU ngày 24/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các đề án như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

(1) Chủ động sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giống vật nuôi bản địa, đặc sản đáp ứng nhu cầu giống trong và ngoài tỉnh; (2) Chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi bảo đảm theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; (3) Thay đổi phương thức giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, chất lượng và giá trị của sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi; (4) Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (5) Hiện đại hoá trang thiết bị và công nghệ chuồng trại đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi cho các mục đích khác nhằm đạt được các mục tiêu của đề án.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

2.1. Về phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi

- Tiếp tục bám sát các mục tiêu, giải pháp đã được UBND tỉnh cụ thể hóa trong các kế hoạch, đề án nhằm duy trì tốc độ phát triển của đàn vật nuôi.

- Nâng cấp cơ sở vật chất, năng lực trong sản xuất giống, đến năm 2030 đảm bảo cung cấp tại chỗ đáp ứng tối thiểu 90% nhu cầu giống lợn; 50% nhu cầu giống gà; 50% nhu cầu giống vịt; 70% nhu cầu giống bò; trong đó, có ít nhất: 01 cơ sở sản xuất giống trâu, bò; duy trì 10 cơ sở sản xuất giống lợn theo quy mô trang trại vừa và lớn; 02 cơ sở sản xuất giống gia cầm với quy mô từ 1.000 con trở lên; 100% các cơ sở tham gia sản xuất giống vật nuôi đáp ứng các quy định hiện hành[1].

- Tiếp tục đầu tư về khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật lành nghề thực hiện công tác thụ tinh nhân tạo trâu, bò ở các địa phương trọng điểm để cải tạo, nâng cao năng suất chất lượng của đàn bò địa phương bằng các giống cao sản, ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật/huyện; khuyến khích các tổ chức, cá nhân chăn nuôi tham gia hoạt động thụ tinh nhân tạo cho đàn vật nuôi tại địa phương.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng khai thác, điều tra, đánh giá, phát triển bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa; phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả gắn với chuỗi giá trị; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao, có lợi thế của địa phương.

2.2. Về phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

- Khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn; tăng cường việc áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chế biến các loại phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm,... làm thức ăn chăn nuôi.

- Tuyên truyền các tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp để mở rộng diện tích đất nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, cung ứng nguyên liệu (thóc, ngô, ....) làm thức ăn chăn nuôi; khuyến khích tận dụng hiệu quả sản phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp để chế biến làm thức ăn chăn nuôi.

- Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu thức ăn chăn nuôi toàn tỉnh.[2]

2.3. Về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành chăn nuôi

- Áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực chọn tạo giống vật nuôi chủ lực như trâu, bò, dê; giống vật nuôi có năng suất cao đáp ứng nhu cầu chăn nuôi; dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi; chuồng trại, quản lý chất thải chăn nuôi; chế biến các sản phẩm chăn nuôi (thịt, mật ong, xúc xích, lạp sườn,…)[3].

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động sơ chế, chế biến quy mô công nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng hoá các sản phẩm chăn nuôi, kết nối thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi; trong đó tập trung phát triển, duy trì ít nhất 60 chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực trên địa bàn[4].

2.4. Về phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi

- Áp dụng công nghệ trong xây dựng chuồng trại hiện đại: 100% trang trại quy mô lớn, ít nhất 50% trang trại quy mô vừa nuôi lợn, gia cầm có chuồng nuôi kín; 100% các trang trại chăn nuôi đáp ứng các điều kiện của Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ môi trường.

- Các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, chăn nuôi nông hộ áp dụng công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới.[5]

2.5. Về phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

Xây dựng phương án kiểm soát các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn để 100% gia súc, gia cầm giết mổ được kiểm tra, giám sát đảm bảo đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường theo quy định.

Đầu tư xây dựng ít nhất 01 cơ sở giết mổ động vật quy mô tập trung, công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại gắn với vùng sản xuất chăn nuôi.[6]

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ