Kế hoạch 869/KH-UBND năm 2015 về Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hà Nam và chiến lược, nghị quyết, chương trình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Số hiệu 869/KH-UBND
Ngày ban hành 13/05/2015
Ngày có hiệu lực 13/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Bùi Quang Cẩm
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 869/KH-UBND

Hà Nam, ngày 13 tháng 5 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NAM VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC, NGHỊ QUYẾT, CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ - UBND ngày 22/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013 - 2020; Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, UBND tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Kế hoạch nhằm cụ thể hóa và từng bước triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh một cách phù hp, hiệu quả.

Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương liên quan và các doanh nghiệp du lịch trong thực hiện nhiệm vụ phát triển bền vững du lịch Hà Nam.

II. MỤC TIÊU

Tập trung mọi ngun lực đ phát triển cơ sở vật cht kỹ thuật du lịch của tỉnh, trọng tâm là Khu Du lịch Tam Chúc; phát huy các giá trvăn hóa vật thể và phi vật thể, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú; xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiệu quả để Hà Nam trở thành điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mục tiêu cụ thể: Cuối năm 2015, Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc bắt đầu đón khách du lịch. Đến năm 2020: Khu du lịch Tam Chúc cơ bản đi vào hoạt động đồng bộ, đón khách ổn định; toàn tỉnh có 4.000 phòng đủ tiêu chuẩn lưu trú du lịch và đón khoảng 1,8 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế là 63.000 lượt, khách nội địa là 1,737 triệu lượt. Tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 20- 25%/năm.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân vvị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo...; vnội dung của các Chiến lược, Quy hoạch và trách nhim của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phát triển du lịch.

- Phổ biến sâu rộng, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự tại các di tích, địa điểm du lịch; xây dựng nếp sống, thói quen tôn trọng pháp luật, ứng xử văn minh, lịch sự, chân thành với khách du lịch.

2. Đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch

- Lập Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tập trung đy nhanh tiến độ đu tư các dự án tại Khu du lịch.

- Rà soát, đôn đốc thực hiện các quy hoạch, đề án, dự án đầu tư du lịch đã được phê duyệt như: Điểm du lịch tâm linh Đn Lảnh Giang, Đn Trần Thương, Đền Bà Vũ... Tiếp tục rà soát, lập quy hoạch, dự án hạ tng tại các đim có tim năng du lịch như: Chùa Long Đọi Sơn, Nhà tưởng niệm Nhà văn Nam Cao... và các đim du lịch làng nghề.

- Xây dựng, đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, sửa chữa các tuyến đường giao thông quan trọng, đặc biệt là các tuyến giao thông dn tới các khu, đim du lịch trên địa bàn tnh.

3. Phát triển sản phẩm du lịch đa dạng

- Khảo sát, đánh giá chất lượng, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, sản phẩm du lịch hiện có, tập trung vào sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh, sản phẩm của làng nghề, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp đặc sắc như: nghệ thuật hát Chầu văn, dân ca Hà Nam, cá kho Nhân Hậu và chuối ngự Đại Hoàng...

- Xây dựng, khai thác, phát triển các điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương như tua du lịch văn hóa, tâm linh đền Trần Thương - Nhà tưởng niệm Nam Cao - làng Vũ Đại, du lịch làng nghề trống Đọi Tam - thêu Thanh Hà - sừng An Lão…; liên kết tuyến du lịch liên tỉnh trong vùng và liên vùng. Chú trọng tuyến du lịch tâm linh Chùa Hương - Tam Chúc - Bái Đính, tuyến du lịch tín ngưỡng thờ Mu Hưng Yên - Nam Định - Hà Nam.

- Xây dựng, hoàn thiện nội dung thuyết minh, lập hồ sơ và công nhận điểm du lịch địa phương, khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương.

- Tăng cường hp tác phát triển du lịch giữa Hà Nam với các tỉnh trong khu vực Đồng bng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, trọng tâm là Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm du lịch, kết nối tour, tuyến, hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có; khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng quy mô, tăng cường dịch vụ của các khách sạn, nhà hàng, các khu, điểm du lịch đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt khi tỉnh đăng cai tchức các sự kiện lớn của khu vực và quốc gia.

- Xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp thương mại, các làng nghề truyền thống tham gia để thu hút khách du lịch.

4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

- Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức, phương tiện truyn thông. Đặc biệt quan tâm quảng bá trên mạng Internet, trên sóng, tạp chí Du lịch của Trung ương, biển quảng cáo tấm lớn tại điểm giao giữa các tỉnh vi Hà Nam, trên trục Quốc lộ 1, đường đi sân bay quốc tế Nội Bài…; nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin và hoạt động của website http://dulichhanam.vn. Hoàn thiện, ban hành chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc nói riêng, du lịch Hà Nam nói chung.

- Tích cực, lựa chọn tham gia các hội chợ, sự kiện du lịch phù hp và có uy tín. Tổ chức các hội nghị xúc tiến du lịch, chương trình giới thiệu điểm đến (Khu du lịch Tam Chúc) tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn trong và ngoài nước.

- Xây dựng chương trình Maketing du lịch, tổ chức sự kiện về du lịch tại Hà Nam để thu hút khách: Hội chợ du lịch Hà Nam, Liên hoan ẩm thực Hà Nam, Liên hoan làng nghề Hà Nam...

[...]