Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2023 về tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới" thành phố Hà Nội đến năm 2025

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2023
Ngày có hiệu lực 13/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Sỹ Thanh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “TOÀN DÂN CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, Hướng dẫn số 2358/HD-BTĐKT ngày 31/8/2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về khen thưởng thành tích trong phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025;

Tiếp tục thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 06/KH-HĐTĐKT ngày 20/4/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về tổ chức phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” thành phố Hà Nội đến năm 2025 (gọi chung là Phong trào thi đua), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện thng lợi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chyếu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình số 04-CTr/TU ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt các chỉ tiêu cụ th sau:

+ Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 20% huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

+ 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiu mẫu.

+ Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70%.

+ Thành phố đánh giá, phân hạng được 2.000 sản phẩm OCOP trở lên.

+ Mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

+ Thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; cơ bản không còn hộ nghèo và không có hộ tái nghèo, tái cận nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các huyện, thị xã đạt 95% trở lên.

+ Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vng danh hiệu thôn, làng văn hóa đạt 65%; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt từ 80-85%; duy trì 100% xã đạt chun quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%; tỷ lệ xã có điểm phục vụ bưu chính đạt 100%.

- Kịp thời phát hiện, khen thưởng, biểu dương các mô hình mới, cách làm hay, các giải pháp, sáng kiến có hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện và các điển hình tiên tiến trong phong trào do Trung ương, Thành phố phát động; từ đó có kế hoạch tuyên truyền bồi dưỡng, nhân rộng các sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện phong trào thi đua.

2. Yêu cầu

- Triển khai sâu rộng, hiệu quả Phong trào thi đua từ Thành phố đến cơ sở trên địa bàn toàn Thành phố; xác định là phong trào thi đua trọng tâm trong các phong trào thi đua yêu nước của Thành phố và đơn vị, cơ sở nhằm huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương cũng như toàn xã hội trong xây dựng Nông thôn mới.

- Gn triển khai Phong trào thi đua với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào thi đua “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô” và các phong trào thi đua yêu nước do Thành phố và các ngành, các cấp phát động tạo sự đồng bộ trong chỉ đạo, triển khai các phong trào thi đua yêu nước, nhằm phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Hằng năm tổ chức đánh giá kết quPhong trào thi đua gn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị.

- Việc công nhận, biu dương, khen thưởng phải thực chất, khách quan, thực sự có tác dụng giáo dục, nêu gương, có phạm vi ảnh hưởng, có sức lan toả trong ngành, lĩnh vực, địa phương, Thành phố và trên toàn quốc.

- Công tác bình chọn, xét khen thưởng được thực hiện đúng quy trình, thủ tục, điều kiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Đối tượng:

1.1. Tập th:

- Các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; các quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn và đơn vị thuộc Thành phố (gọi tắt là đơn vị) và các tập thtrực thuộc các đơn vị trên.

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố có đóng góp tích cực trong phong trào.

1.2. Cá nhân:

[...]