ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 861/KH-UBND
|
An Giang, ngày 19
tháng 12 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “AN GIANG CHUNG SỨC XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ
chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
1850/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chọn xã
điểm xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số
2872/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chọn 33
xã điểm, 03 huyện/thị xã điểm nông thôn mới và 01 huyện nông thôn mới nâng cao
tập trung chỉ đạo hỗ trợ đầu tư giai đoạn 2021 - 2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “An Giang Chung sức xây dựng
nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Phong trào thi đua), với các nội
dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động
các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp nêu cao tinh thần tự
lực, tự cường, tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua với những việc làm thiết
thực và cụ thể, góp phần hoàn thành đảm bảo tiến độ các tiêu chí đã đề ra trong
chương trình tổng thể xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang theo kế hoạch, nhất
là thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Tổ chức phong trào thi đua
hiệu quả theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ; Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh và Quyết định số 2872/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Phong trào thi đua tiếp tục
là trọng tâm trong các phong trào thi đua của các sở, ban, ngành, các đoàn, thể
và hoạt động cụm, khối thi đua; đánh giá kết quả Phong trào thi đua phải gắn với
kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét thi đua hàng năm của các cơ
quan, đơn vị.
b) Triển khai sâu rộng Phong
trào thi đua từ tỉnh đến cơ sở với nội dung, hình thức phong phú, đảm bảo tiết
kiệm, hiệu quả, thực chất, tránh chạy theo thành tích và phù hợp với thực tiễn;
gắn triển khai Phong trào thi đua với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh” tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ
chức thực hiện; phát huy được sáng kiến, sáng tạo của các cấp, các ngành, các tầng
lớp nhân dân và huy động, tập trung được nguồn lực của nhà nước, địa phương
cũng như toàn xã hội.
c) Việc công nhận, biểu dương,
khen thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao phải
thực chất, công khai, minh bạch, khách quan, tránh chạy theo thành tích để tạo
động lực thúc đẩy Phong trào thi đua phát triển. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng,
nhân rộng điển hình tiên tiến.
II. MỤC TIÊU
CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Mục tiêu chung:
Thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
1850/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và Quyết định số
2872/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Về lộ trình xã nông thôn mới
giai đoạn 2021 - 2025: Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 33 xã nông thôn mới, cụ thể:
a) Năm 2021 phấn đấu có thêm 08
xã nông thôn mới.
b) Năm 2022 phấn đấu có thêm 06
xã nông thôn mới.
c) Năm 2023 phấn đấu có thêm 08
xã nông thôn mới.
d) Năm 2024 phấn đấu có thêm 05
xã nông thôn mới.
đ) Năm 2025 phấn đấu có thêm 06
xã nông thôn mới.
2.2. Về lộ trình xã nông thôn mới
nâng cao giai đoạn 2021 - 2025: Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 23 xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao, cụ thể:
a) Năm 2021 phấn đấu có thêm 06
xã nông thôn mới nâng cao.
b) Năm 2022 phấn đấu có thêm 03
xã nông thôn mới nâng cao.
c) Năm 2023 phấn đấu có thêm 08
xã nông thôn mới nâng cao.
d) Năm 2024 phấn đấu có thêm 03
xã nông thôn mới nâng cao.
đ) Năm 2025 phấn đấu có thêm 03
xã nông thôn mới nâng cao.
2.3. Về lộ trình huyện nông
thôn mới giai đoạn 2021 - 2025: Toàn tỉnh phấn đấu có thêm 02 huyện nông thôn mới
và 01 thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó:
- 01 huyện hoàn thành huyện
nông thôn mới năm 2024.
- 01 thị xã hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới năm 2025.
- 01 huyện hoàn thành huyện
nông thôn mới năm 2025.
2.4. Về lộ trình huyện nông
thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025: Phấn đấu có 01 huyện đạt chuẩn huyện
nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.
III. NỘI
DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh căn cứ chức năng,
nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông
thôn mới.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung, hình thức
triển khai thực hiện Phong trào thi đua trên địa bàn, trong đó chú trọng:
- Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn
cụ thể, phù hợp với từng đơn vị, địa bàn dân cư làm mục tiêu để tổ chức triển
khai, đánh giá Phong trào thi đua.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở,
ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, doanh nghiệp
tỉnh triển khai, thực hiện Phong trào thi đua.
- Huy động các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia, đóng góp công sức, trí tuệ, phát huy nội
lực và đẩy mạnh xã hội hoá xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động củng cố và tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để
chung sức xây dựng nông thôn mới.
- Từng cấp phấn đấu hoàn thành
sớm hoặc đúng theo kế hoạch, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, vận
động, tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng
nông thôn mới; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng tích
cực Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức giám sát thực hiện xây dựng nông thôn góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả của Phong trào thi đua.
IV. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các cụm, khối thi đua căn cứ tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng
cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, làm chuyển biến mạnh
mẽ về nhận thức “xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, thường xuyên, có
điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc”, xây dựng nông thôn mới đảm bảo thực
chất, đi vào chiều sâu, bền vững, lấy người dân làm chủ thể tham gia và hưởng
thụ thành quả của nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân nông thôn, qua đó tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện Phong trào thi
đua “An Giang Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng,
bám sát cơ sở nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến,
các sáng kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong
thực hiện Phong trào thi đua.
3. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực
hiện có hiệu quả Phong trào thi đua trong giai đoạn mới với nội dung, tiêu chí,
tiêu chuẩn, biện pháp cụ thể, tránh hình thức, lãng phí; chú trọng chỉ đạo điểm,
rút kinh nghiệm để nhân rộng cách làm hay, mô hình mới, hiệu quả.
V. TIÊU CHUẨN
THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Tiêu chuẩn thi đua và hình thức
khen thưởng thực hiện theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ. Nội dung cụ thể theo Hướng dẫn số 2358/HD-BTĐKT ngày 31
tháng 8 năm 2022 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Ủy ban nhân dân tỉnh
sẽ có văn bản hướng dẫn sau).
VI. TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN
1. Phong trào thi đua “An Giang
Chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 phát động và triển khai
thực hiện trong tháng 12/2022.
2. Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai phong trào trong tháng
12/2022.
3. Căn cứ tình hình thực tiễn
các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
vào năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng
tỉnh hàng năm tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai, thực hiện
Phong trào thi đua.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan cụ thể hóa các tiêu chí
quy định tiêu chuẩn xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao phù hợp
với tình hình địa phương; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành sơ kết, tổng
kết theo quy định.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Hội đồng Thi đua Khen thưởng
các cấp phối hợp với Ban Chỉ đạo Các Chương trình mục tiêu quốc gia cùng cấp thống
nhất các nội dung và biện pháp triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi
đua “An Giang Chung sức xây dựng nông thôn mới”, giai đoạn 2021 - 2025.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể xây dựng kế hoạch, hướng dẫn
và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng
và tiến độ. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, mở
chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền Phong trào thi đua và
các gương điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, vận
động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới thông qua Cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phát hiện,
nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
chỉ đạo các cơ quan truyền thông báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các
chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng, bám sát cơ sở nhằm phát hiện,
biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm
hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong thực hiện Phong trào thi
đua.
5. Hàng năm các sở, ban, ngành,
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình tổ chức thực hiện Phong trào thi đua
về Sở Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi
đua - Khen thưởng tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Ban Chỉ đạo các Chương trình
mục tiêu quốc gia tỉnh phối hợp với cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền kiểm tra, giám sát, thẩm
định việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới hàng năm, định kỳ,
chuyên đề tại các địa phương.
7. Sở Nội vụ (Ban Thi đua -
Khen thưởng, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh) chủ trì:
+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn triển khai đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này,
hàng năm báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Phối hợp các đơn vị liên quan
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản hướng dẫn tại phần V của Kế hoạch này.
8. Đề nghị các cơ quan, đơn vị,
địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Kế hoạch này. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần điều chỉnh bổ sung Kế hoạch cho phù hợp tình
hình thực tiễn theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và địa phương gửi Sở Nội vụ
(Ban Thi đua - Khen thưởng) để chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH tỉnh;
- Lãnh đạo VP.UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo ĐT, Đài PTTH AG, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, SNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Thư
|