Kế hoạch 85/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2022 và giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 85/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2022
Ngày có hiệu lực 05/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 05 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH NINH BÌNH NĂM 2022 VÀ GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 54/TTr-SNN ngày 04/4/2022. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 với một số nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 gắn với xây dựng NTM bền vững; tập trung phát triển các sản phẩm đặc sản, lợi thế, sản phẩm nghề, làng nghề truyền thống với khai thác nguồn nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự năng động, sáng tạo, chủ động tham gia trực tiếp của chủ thể sản xuất để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân công rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

- Bám sát quan điểm, mục tiêu Chương trình OCOP của Trung ương đồng thời căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, toàn diện và bền vững.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) các sản phẩm đặc sản, sản phẩm có lợi thế, làng nghề truyền thống và dịch vụ du lịch nông thôn; gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa và xây dựng NTM bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2025, phấn đấu có 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó ít nhất 3% đạt sản phẩm OCOP 5 sao. Riêng trong năm 2022, hỗ trợ chuẩn hóa 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP theo quy định;

- 100% cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất có sản phẩm OCOP được tham gia tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức hoạt động.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ, hiệu quả, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, giám sát sản phẩm OCOP;

- Tăng cường đổi mới sáng tạo, thiết kế sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn và phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Xây dựng, nhân rộng các điểm/trung tâm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện, thành phố (Mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm). Trong năm 2022, hỗ trợ xây dựng 02 điểm trưng bày và giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Ninh Bình;

- Mức tăng trưởng doanh thu của sản phẩm OCOP theo các chuỗi phân phối đạt từ 5-10%/năm.

III. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

1. Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2022-2025

1.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP, Chương trình OCOP; đào tạo tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình OCOP bằng nhiều hình thức. Xây dựng pano, áp phích, khẩu hiệu về Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình Ninh Bình xây dựng clip, phóng sự, quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP, phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình Ninh Bình và phủ sóng một số tỉnh lân cận. Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí viết bài tuyên truyền về Chương trình OCOP, đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

- Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

1.2. Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP

- Quy hoạch gắn với bảo tồn, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa sản xuất của người dân, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Tổ chức sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn thực phẩm gắn với phát triển chế biến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn, thân thiện mới môi trường;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ