Kế hoạch 840/KH-GDĐT-CTTT năm 2019 về tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 840/KH-GDĐT-CTTT
Ngày ban hành 18/03/2019
Ngày có hiệu lực 18/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Bùi Thị Diễm Thu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 840/KH -GDĐT-CTTT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG” ĐẾN NĂM 2021

Căn cứ Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021;

Căn cứ Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2021; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2019;

Căn cứ Công văn số 7856/STP-PBGDPL ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Sở Tư pháp về việc Ban chỉ đạo thực hiện các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2018-2021;

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

- Nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2019: Phấn đấu 85% giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Năm 2020: Phấn đấu 90% giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động, theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, lồng ghép thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống; hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chính trị-xã hội, phương tiện trực quan, bảng thông tin, cổng thông tin điện tử; xây dựng thực hiện trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.

- Năm 2021: Phấn đấu 95% giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, nhà trường tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, nhà giáo, người học, cán bộ quản lý, người lao động, theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, lồng ghép thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội truyền thống; hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, sinh hoạt chi bộ, họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chính trị - xã hội, phương tiện trực quan, bảng thông tin, cổng thông tin điện tử, xây dựng thực hiện trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.

- Rà soát, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường; đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; tập trung vào các quy định gắn với giáo dục và đào tạo; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào nội dung chương trình, giáo trình môn học pháp luật.

- Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường; triển khai giảng dạy môn học pháp luật, giáo dục công dân trực tuyến, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật điện tử, kết nối, chia sẻ, tích hợp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên môi trường mạng để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn giáo dục công dân, pháp luật.

3. Yêu cầu

- Kế thừa kết quả và kinh nghiệm đã triển khai thực hiện Đề án 1928 trong giai đoạn 2009-2016 để triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, cơ quan, đoàn thể để bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người học để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và nhiệm vụ chính trị được giao; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Tổ chức thi hành nghiêm túc, đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

3. Rà soát, chuẩn hóa, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường; đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường gắn với đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:

- Rà soát, phân công, thống nhất giao nhiệm vụ cho đơn vị, cán bộ làm đầu mối tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tốt; ưu tiên phát triển nguồn tại chỗ, chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng và điều phối hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong nhà trường đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng. Bố trí nhân sự phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các trường học, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện.

[...]