Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 83/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2023
Ngày có hiệu lực 17/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 17 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW HỘI NGHỊ LẦN THỨ NĂM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ); Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 21/11/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh) , Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong Nghị quyết số 19-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

2. Yêu cầu

Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/02/2023 của Chính phủ và Chương trình hành động số 27-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra phải cụ thể, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. MỤC TIÊU, TẦM NHÌN

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

- Về nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản từng bước được mở rộng, bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế từng vùng miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến năm 2030, có 01 chỉ dẫn địa lý (sản phẩm nông , lâm nghiệp) được bảo hộ ở nước ngoài.

- Về nông dân: Nông dân và dân cư nông thôn văn minh, có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các địa phương trong tỉnh.

- Về nông thôn: Phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên 3,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 trên 4%/năm và giai đoạn 2026-2030 trên 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân trên 5,5%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trên 10%/năm và dịch vụ trên 8%/năm.

- 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (122 xã), trong đó: 50% số xã (61 xã) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 15% số xã (18 xã) đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu có ít nhất 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

- Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến năm 2030, phấn đấu tăng trên 2,5 lần so với năm 2020.

- Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 80% trở lên.

- Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 35,5%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 7.000 lao động.

- Duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng trên 65%; cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên 100.000 ha; giá trị thu được từ gỗ nguyên liệu rừng trồng sản xuất 01 ha/chu kỳ: Đối với rừng trồng gỗ nhỏ (chu kỳ 7 năm) đạt trên 200 triệu đồng; đối với rừng trồng gỗ lớn (chu kỳ 10 năm) đạt trên 350 triệu đồng.

- Tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý theo quy định đạt 96% trở lên.

3. Tầm nhìn đến năm 2045:

Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, thông minh, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, gắn với đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, nhất là đối với sản phẩm nông sản chủ lực. Nông thôn hiện đại, điều kiện sống tiệm cận với đô thị, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn

[...]