Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 29/04/2022
Ngày có hiệu lực 29/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Xuân Trường
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 29 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án); Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức thực hiện Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả; phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số đến trường tiểu học; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số; góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Các đơn vị có trẻ em người dân tộc thiểu số thực hiện tăng cường tiếng Việt xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo hiệu quả, thiết thực, huy động các nguồn lực cùng tham gia.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2025

1. Phát triển trường, nhóm lớp mầm non; đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ đến trường theo mục tiêu Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu 70% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo (trong đó 100% trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non) được tập trung tăng cường tiếng Việt.

2. Phn đấu 100% học sinh cấp tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức nhm giúp cho các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và chuẩn bền vững khi lên học ở cấp trung học cơ sở.

3. Phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học dạy ở vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương để giao tiếp, giáo dục học sinh; cha mẹ trẻ người dân tộc thiểu số được hướng dẫn, bồi dưỡng tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

4. Phấn đấu 100% các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học tại các xã có học sinh cần tăng cường tiếng Việt tiếp tục được bổ sung cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

1.1. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ

- Đối với cấp học mầm non: Tiếp tục duy trì và củng cố tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh. Triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số tại 05 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình. Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em ở 41 xã/5 huyện, tổng số 41 trường mầm non. 100% trẻ em đến cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục I đính kèm).

- Đối với cấp tiểu học: 100% học sinh người dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt, trong đó đặc biệt quan tâm đến số học sinh học lớp 1, lớp 2 người dân tộc thiểu số học tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai tăng cường tiếng Việt tại 03 huyện: Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai. Tập trung tăng cường tiếng Việt tại 45 xã/3 huyện, tổng số 45 trường (chi tiết theo Phụ lục II đính kèm).

1.2. Duy trì 100% học sinh người dân tộc thiểu số đến trường được học 2 buổi/ngày, tham gia các hoạt động tăng cường và giao lưu tiếng Việt. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng môi trường chữ viết và góc thư viện, tổ chức hội thi “Cha mẹ cùng trẻ tham gia đọc thơ kể chuyện” cấp học mầm non. Tiếp tục đẩy mạnh văn hóa đọc, tổ chức ngày hội sách hàng năm cho học sinh.

1.3. Tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác để áp dụng giáo dục song ngữ cho trẻ em đảm bảo phù hợp với Chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hiện hành; tăng cường phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng bồi dưỡng tập huấn tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha mẹ trẻ, cộng đồng người dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ tại gia đình và cộng đồng.

1.4. Tăng cường rà soát, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, các điểm trường lẻ. Tăng cường cơ sở vật chất, phần mềm giáo dục, thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường giáo dục gắn với bản sắc, văn hóa của địa phương cho học sinh được khám phá, trải nghiệm, tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt (chi tiết theo Phụ lục III, IV đính kèm).

1.5. Rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết đối với trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh mầm non, tiểu học theo quy định.

1.6. Thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2 của Đề án; có hình thức tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện.

1.7. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn hợp pháp để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất cho trường, nhóm, lớp, đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm trường lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

2. Giải pháp

2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

[...]