Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 152/KH-UBND năm 2022 triển khai Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 152/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2022
Ngày có hiệu lực 31/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 152/KH-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2 THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” TRÊN CƠ SỞ TIẾNG MẸ ĐẺ CỦA TRẺ

Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”; Quyết định số 5006/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch Giai đoạn 2 thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ (sau đây gọi tắt là Đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai đồng bộ Đề án tăng cường tiếng Việt giai đoạn 2 (ĐATCTVGĐ2) trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả Giai đoạn 2 của Đề án theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng đến trường tiểu học của trẻ mầm non người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông; góp phần bảo tồn tiếng nói, học viết và văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ lộ trình tổ chức thực hiện; trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm và phân công nhiệm vụ cụ thể để phối hợp đồng bộ các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch ĐATCTVGĐ2; tăng cường sự hỗ trợ, tạo thuận lợi cho giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học phát triển một cách công bằng, chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố bám sát mục tiêu, yêu cầu Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và nội dung Kế hoạch này đxây dựng kế hoạch, lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để triển khai thực hiện.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng hợp kết quả thực hiện đkịp thời đề ra những giải pháp phù hợp đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục tăng cường tiếng Việt (TCTV) cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.

2. Mục tiêu cthể

- Đến năm 2025, huy động trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 30% trở lên; trẻ dân tộc thiểu số 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ trên 97%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi DTTS đạt 98%. 100% trẻ em DTTS trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

- Hằng năm, 100% học sinh tiểu học người DTTS ra lớp được tập trung tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức nhằm giúp các em đọc thông, viết thạo, đạt chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng lớp học và duy trì bền vững khi lên học ở cấp trung học cơ sở.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy vùng DTTS được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục thực hiện mục tiêu của Đề án theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

1.1. Tổ chức thực hiện chương trình nội dung tăng cường tiếng Việt

- Lồng ghép các phương pháp thực hiện nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trong thực hiện chương trình GDMN.

- Thực hiện nội dung tăng cường tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS trên địa bàn tỉnh theo Tài liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, đối với các lớp: 1, 2, 3 với số tiết là 70 tiết/năm học.

1.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.

- Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em.

- Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.

- Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần.

[...]