Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2020 về triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 81/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2020
Ngày có hiệu lực 29/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 26/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nội dung Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Tạo sự quan tâm, chăm sóc và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung của Chỉ thị nêu trên, có giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị đảm bảo cho việc chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả.

- Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.

- Thường xuyên, kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đảm bảo hiệu quả của việc triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để đảm bảo quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản của tỉnh về đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ thuật, kỹ năng cho đội ngũ công chức, viên chức và người làm công tác trẻ em các cấp, nhất là ở cơ sở.

- Xây dựng, nhân rộng, duy trì và phát huy có hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ, nhóm để đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; kịp thời phát hiện các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

2. Nâng cao trách nhiệm, tăng cường công tác truyền thông trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em

Đẩy mạnh và đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các sản phẩm truyền thông (tờ rơi, tranh gấp, sổ tay, pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu...); biên soạn tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và giáo dục về bảo vệ trẻ em, đảm bảo quyền tham gia của trẻ em; tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các hoạt động hội thi, văn nghệ, sân khấu hóa... với các hình thức phù hợp.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài trợ, viện trợ, huy động hợp pháp khác (nếu có).

2. Trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch, hàng năm các sở, ngành, địa phương lập dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về trẻ em, thường xuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em;

- Đổi mới công tác tuyên truyền, ưu tiên thời điểm, thời lượng phát sóng các chương trình về chính sách, pháp luật và bảo vệ trẻ em với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với các nhóm đối tượng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương;

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, đuối nước, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm quyền trẻ em;

- Xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài các vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc, đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm”;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về trẻ em.

[...]